Pair of Vintage Old School Fru
Ai cho ta hạnh phúc?

Ai cho ta hạnh phúc?

Tác giả: Sưu Tầm

Ai cho ta hạnh phúc?

Với tuổi thơ của mình, tôi đã quen với những trận đòn roi, ngày đó Bố Mẹ không chỉ mắng mà còn đánh tôi rất nhiều. Dường như từ khi biết ghi nhớ thì tôi nhớ rằng mình lớn lên trong những trận đòn, ngày nào cũng như ngày nào, nó gần như gắn liền với tuổi thơ tôi.


***


Ngày hôm nay thật tình cờ, tôi được đọc, được nghe, được thấy rât nhiều điều về Bố và Mẹ. Sáng nay tôi đọc được những câu thơ rất hay, rất cảm động về Bố Mẹ. Hay hơn cả những vần thơ mà tôi đã viết.


Ai cho ta hạnh phúc?


Chiều, một người bạn nhỏ tuổi của tôi gọi điện kể rằng vừa bị Bố mắng, em kể cả lý do vì sao mình bị mắng, em rất giận và buồn. Qua cách em kể tôi nhận ra những lời Bố mẹ mắng đụng đến lòng tự ái, tự tôn của cậu con trai từ trước đến giờ vẫn được cưng chiều như em. Tôi thấy trong câu chuyện em cũng có phần sai nên định góp ý nhưng biết rằng lúc đó em đang ấm ức, đang cần ai đó để chia sẻ, cần ai đó đứng về phía mình nên tôi không nói nữa mà chỉ lắng nghe và động viên em thôi. Tôi chỉ thấy lạ là từ khi chơi với em đến giờ đây là lần đầu tiên tôi nghe em kể về chuyện bị Bố Mẹ mắng, thấy em vừa tội lại vừa buồn cười.


Tôi thấy lạ vì tại sao mới bị mắng một lần mà em đã giận đến như vậy. Vì với tôi, với tuổi thơ của mình, tôi đã quen với những trận đòn roi, ngày đó Bố Mẹ không chỉ mắng mà còn đánh tôi rất nhiều. Dường như từ khi biết ghi nhớ thì tôi nhớ rằng mình lớn lên trong những trận đòn, ngày nào cũng như ngày nào, nó gần như gắn liền với tuổi thơ tôi. Thật ra cho đến sau này tôi cũng không thể hiểu được tại sao ngày đó mình lại bị Bố đánh nhiều như vậy, mặc dù tôi luôn cố gắng để làm tốt mọi việc.


Ngày đó tôi cũng tức lắm, cũng giận Bố lắm. Tôi hay so sánh mình với bạn bè, bạn bè tôi được Bố Mẹ cưng chiều , tôi thì không được chiều bao giờ. Ngày đó tôi cũng không giám mong được chiều mà chỉ mong ngày nào mình không bị đánh đòn là tôi vui rồi. Nhưng tôi cũng nhớ trong tiềm thức của minh, từ nhỏ đến lớn dù bố đánh tôi bao nhiêu tôi cũng chưa bao giờ ghét bố. Đúng ra tôi thương bố nhiều hơn tất cả mọi người.


Ai cho ta hạnh phúc?


Kể cả khi bố dùng hết sức mình để đánh tôi, lúc đó nhìn bố như một con hổ gầm lên vì tức giận, lúc đó tôi vẫn thấy thương bố vô cùng, cả ngày làm việc mà khi phải điên lên vì tức con nên lúc đó nhìn bố còn mệt mỏi hơn nhiều. Vì lúc nào tôi cũng thấy bố vất vả hơn những người bố khác. Ngày đó, rất it khi bố gọi "Bố" và xưng "con" với tôi mà toàn gọi "tau, mi" với tôi, nên mỗi khi bố đi đâu xa về mà gọi tôi là "con"tôi thấy lạ lắm. Bố đánh tôi nhiều, ở bất kỳ nơi đâu, trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Cứ nóng lên là bố đánh tôi không cần biết lý do tại sao, tôi gần như là nơi để bố trút mọi bực dọc.


Có cả những trận đòn chảy máu để lại sẹo. Nhưng nếu bây giờ bảo tôi nhớ lại những trận đòn đó diễn ra vào thời điểm nào thì tôi không thể nào nhớ được. Nhưng có một điều tôi lại nhớ rất rõ, cho đến tân bây giờ, vẫn rất rõ ràng.


Đó là năm tôi học lớp 5, bố đi làm ở thành phố, cách nhà 30 cây. Hôm đó là thứ bảy, 8 giờ tối cả nhà vừa ăn cơm xong thì thấy bố về. Vì nhà không có điện thoại, bố không thể điện báo trước nên kho thấy bố về mọi người ngạc nhiên lắm. Vì đường quá xa, bố lại không có xe máy, phải đạp xe đạp 30 cây số như vậy. Bố bảo nhớ nhà nên 6 giờ làm xong là đạp xe về luôn, đạp xe suốt 2 tiếng đồng hồ mới về đến nhà mà không thấy mệt.


Tôi thấy bố về nên đi nấu cơm cho bố, không biết bố về nên cả nhà ăn hết cơm rồi. Nhưng bố bảo:"Tí nữa hãy nấu, lên đây bố cho bánh". Rồi bố lấy gói 'bánh nướng tròn bánh xe" mà chị em tôi vẫn thích ra chia cho mỗi người một cái, chia đến lượt tôi cuối cùng bố quanh sang nói với mẹ: "Ở nhà hay đánh nó nhất mà đi xa lại nhớ nó nhất". Lúc đó tôi không giám tin nữa, ngồi dưới bếp nấu cơm mà tôi vui lắm.


Bố nhớ tôi nhất, nhớ tôi nên bố mới đạp xe về giữa tối, có nghĩa là trong 2 tiếng đạp xe, 30 cây số, người bố mong gặp nhất là tôi. Tôi không bao giờ tả hết được niềm vui lúc đó. Nếu ngày đó có cái máy ghi âm như bây giờ tôi sẽ ghi lại câu nói đó của bố, vì với một đứa hay bị bố đánh đòn như tôi, chẳng bao giờ tôi giám tin là bố thương tôi cả , thế mà giờ bố nói là bố nhớ tôi nhất , có nghĩa là không phải mình tôi thương bố mà bố cũng rất thương tôi.


Ai cho ta hạnh phúc?


Từ đó, tôi cố gắng làm việc chăm chỉ hơn, hoc giỏi hơn, nấu cơm đúng giờ hơn, và dần dần tôi lớn những trận đòn của bố cũng thưa hơn. Cho đến bây giờ thì tôi đã hiểu, không phải bố mẹ cứ mắng con, đánh con la ghét con, không thương con. Cũng không phải vì như thế là bố mẹ cho rằng minh hư. Chẳng qua bố mẹ cũng chỉ là những con người bình thường, cũng mệt mỏi trước áp lực cuộc sống, cũng không chịu được trước những khó khăn, rôi trong công viêc hàng ngày, xa giao ngoài xã hội, có những việc bố mẹ không thể bắt người kia làm theo ý mình, và đôi khi còn phải làm theo ý người khác. . . nhưng người ngoài thì bố mẹ đâu giám mắng, đâu giám trút giận.


Rồi khi về nhà thấy con cái chưa ngoan, rồi không kiềm chế được, dồn nén mãi cũng không được đành trút giận lên con. Có thể suy nghĩ đó của tôi là chưa đúng, nhưng tôi tin trong chúng ta tuổi thơ cũng đã từng bị ăn đòn, kể cả khi đã lớn rồi vẫn có lúc bị bố mẹ đánh đòn. Nhưng chắc bạn cũng hiểu rõ hơn ai hết, bố mẹ yêu ban nhiều lắm, hơn tất cả mọi thư trên đời.


Thật ra mỗi người chúng ta, thời gian sống bên bố mẹ thật ít ỏi, chỉ những năm mẫu giáo, câp 1, 2, 3. đó là chưa kể những ai vẫn phải đi học nội trú xa nhà. Rồi lên đại hoc, ra những thành phố lớn, 1 năm cũng chỉ về thăm nhà được mấy lần. Rồi lập gia đình, có chắc lúc đó ban có thể ở bên sống cùng bố mẹ được không. Lúc đó có còn muốn nghe bố mẹ mắng cũng đâu nghe được nữa. Nên nếu giờ, bạn vẫn còn bị bố mẹ mắng mỗi khi làm sai, dù bạn tức giận, bạn tủi thân. . . nhưng sau này nó sẽ trở thành những kỷ niệm. Và tôi tin đó sẽ là những kỷ niệm không bao giờ có thể lãng quên.


Tối, tôi xem một cảnh phim rất cảm động, một cảnh phim mà tôi nghĩ ai xem cũng sẽ rơi nước mắt: "Một cậu bé khoảng 4, 5 tuổi đến đám tang của chính bố mẹ mình, bố mẹ cậu vừa mất vì một tai nạn, lúc đó cậu bé cũng không ý thức được là bố mẹ đã chết, cậu tin vào lời người lớn nói rằng bố mẹ cậu bị ốm nên phải đi chữa bệnh ở xa. Đứng trước bàn thờ bố mẹ, cậu bé làm theo mọi người, chắp tay lạy bố mẹ và nói: "bố mẹ chữa bệnh cho nhanh khỏi nhé, chỉ càn bố mẹ chịu uống thuốc để không bị đau thì ở đây con sẽ ngoan, sẽ nghe lời, sẽ không khóc nữa.


Lúc người ta đem hai hôp tro của bố mẹ cậu đi, mọi người bảo cậu lại tam biệt bố mẹ, cậu bé cuối người trước 2 hôp tro và nói: "Tạm biệt bố mẹ, con yêu bố mẹ nhiều lắm, CẢM ƠN BỐ MẸ ĐÃ ĐƯA CON ĐÊN VỚI THẾ GIỚI NÀY". Đến giờ khi chia sẽ những điều này này tôi vẫn khóc, nếu là bạn chắc bạn cũng như tôi. Ngay cả chính bản thân tôi cho đên trước khi xem cảnh phim đó tôi cũng không bao giờ biết cảm ơn bố mẹ vì đã sinh ra tôi, có đôi khi còn trách bố mẹ vì đã để mình lớn lên trong điều kiện không tốt.


Ai cho ta hạnh phúc?


Tôi vẫn viêt trong sổ tay của mình vào ngày sinh nhật: "Ngày bạn sinh ra là một ngày quan trọng, thế giới có bạn và nó trở nên đẹp hơn"và "Được làm người là một điều hạnh phúc". Nhưng từ bao giờ tôi quên mất hay đúng hơn tôi chưa từng nhớ đến, điều hạnh phúc đó là ai đã cho tôi.


Ở đâu đó vẫn nghe. . .


"MẸ. . . cái tiếng gọi từ khi bập bẹ, đến lúc trưởng thành, con vẫn chưa hiểu hết chiều sâu.


MẸ. . . có nghĩa là bắt đầu: cho sự sống, tình yêu, hạnh phúc.


MẸ. . . có nghĩa là duy nhất: một bầu trời, một mảnh đất, một vầng trăng. . . 


MẸ. . . có nghĩa là ánh sáng. Một ngọn đèn thắp bằng máu con tim là đốm lửa thiêng liêng, cháy trong bão bùng, cháy trong đêm tối. MẸ. . . có nghĩa là mãi mãi, là cho đi không nhận lại bao giờ"