Disneyland 1972 Love the old s
Tết trong mắt đứa "con hư"...

Tết trong mắt đứa "con hư"...

Tác giả: Sưu Tầm

Tết trong mắt đứa "con hư"...

Mỗi năm Tết về lòng cô man mác buồn. Tâm tư bị siết chặt trong bộn bề phố xá. Hồn thảng thất bay hòa vào những bông hoa đào đang hả hê vươn mình tỏa sắc hương trước cái gật đầu tấm tắc khen ngợi của mọi người. Cô bâng khuâng nhớ lại quãng thời gian gần chục năm nay, cái thời cô là đứa mới lớn cứng đầu. Đã không ít lần làm nước mắt mẹ rơi. Cái vồn vã của tuổi mới lớn khiến cô có phần bị "mang tiếng" xấu.

Ai đó nói hành động của một con người không đủ để đánh giá về bản chất của người đó. Cô cười khểnh, chun đôi môi được tô son mầu đỏ quyến rũ. Cô thích, phải nói là cô mê thời trang mới đúng. Cô "ăn diện" từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Cô kiêu hãnh khoác lên mình những bộ cánh bước trong sân trường trước sự ngưỡng mộ của các bạn nam, sự ghen tị của các bạn nữ. Cô trở nên nổi tiếng, không chỉ vì cô "ăn chơi", mọi người biết đến cô với ngoại hình bắt mắt nếu không dùng từ "đẹp". Cô cũng nhận thức được thế mạnh về ngoại hình của mình. Cô diện hơn, mặc sành điệu hơn và đó là điều dĩ nhiên cô sẽ đẹp hơn.

Trường cấp III còn nhiều điều cấm kị như: không ăn mặc gợi cảm, không được trang điểm khi đến lớp, không đi dép lê, mặc đồng phục.... Những thứ đó là nỗi khổ trì hoãn đam mê của cô. Cô nhiều lần bất chấp quy định, "vượt rào cản" phô diễn sự quyến rũ của mình với chiếc áo sơ mi, quần bó sát. Bị nhắc nhở, cô không thay đổi. Giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh của cô đến trường. Cô bị kỉ luật, bị nêu tên vài bữa ở các buổi chào cờ đầu tuần.

Qua lời đồn đại, cô nghiễm nhiên trở thành "gái hư". Cô chấp nhận mang danh hư để thỏa đam mê của mình. Cũng do cái danh ấy, bố mẹ cô bắt cô học chuyên nghiệp ở gần nhà. Cô không đồng ý. Tự cô khăn gói về Thủ đô học tập. Hình ảnh cô trong mắt cha mẹ, họ hàng, làng xóm cô là "gái hư chính hiệu". Hư đích thị bởi chẳng chịu nghe lời ai!

Tết trong mắt đứa "con hư"...

Bốn năm học chuyên nghiệp cô thay đổi nhiều. Cô trưởng thành hơn trong suy nghĩ có điều đam mê thời trang ngày càng ngấm sâu vào cơ thể cô. Lần đầu tiên cô lĩnh tiền lương và thoăn thoắt vào siêu thị mua sắm. Nhưng cô không sắm cho mình. Cô mua tặng bố mẹ, anh trai, em gái mỗi người một món quà, còn tiền cô mua những hộp bánh thuộc loại "hảo hạng" nhất siêu thị. Cô mang về quê, sắp chúng lên bàn, vui vẻ trao quà cho mọi người. Ai cũng ngỡ ngàng và xúc động. Mẹ cô mắt đỏ hoe.

Ra trường, cô tự lập. Cũng phải trật vật lắm cô mới kiếm đủ tiền trang trải cho cuộc sống nơi đô thị, đồng thời không quên chia một phần tài chính cho đam mê của mình. Tủ quần áo 4 ngăn của cô chật cứng. Mỗi tháng cô lấy lương cô đều tự tặng mình món quà mới.

Xa nhà, cô buồn. Cô khao khát bữa cơm gia đình. Cô ước ao được nằm trong lòng mẹ, thèm muốn được mẹ chải đầu, tết thành hai bím tóc xinh xinh. Cô rơi nước mắt khi nhìn thấy cảnh gia đình sum vầy bên mâm cơm. Cô thương mẹ những lần ngồi trong phòng hội đồng của trường cúi gằm mặt nghe thày cô nêu khuyết điểm của cô hoạc ai đó thao thao bất tuyệt chê bai cô, mẹ đều im lặng... Nước nhòe hai khóe mắt cô!

Cô 25 tuổi, cái tuổi mẹ cô ướm lời trước là phải lấy chồng. Cô bất chợt lo lắng, bởi cô lấy chồng Tết sang năm cô là "khách" của bố mẹ. Cô cảm thấy lòng hụt hẫng, trái tim trống trải. Cô chưa kịp làm để để chứng minh cho mẹ hiểu đam mê của cô. Có lẽ trong mắt mẹ cô vẫn là đứa ham chơi và suốt ngày đắm chìm trong đống quần áo, giày dép, túi khoác,...

Ngày càng gần đến cuối năm, còn 3 ngày nữa cô nghỉ làm. Khép lại công việc để trở về vớ vùng quê yêu dấu. Nơi đó là bếp lửa thân thương của gia đình, nơi đó là hơi ấm của Tết đoàn viên. Cô lao xe nhanh trên phố, kiếm tìm những tấm vài dạ dày cộp. Cô thức hết đêm hoàn thành chiếc áo choàng! Cô hài lòng với từng đường may của chiếc áo. Có điều nhiều người không hiểu, đối với cô gia đình là số 1. Tết là niềm vui lớn nhất cô mong đợi. Cô hi vọng chiếc áo cô may làm thay đổi "mức độ hư" của mẹ dành cho cô.

Cô dành dụm được khoản vốn nhỏ, dự định qua Tết cô mở cửa hàng. Cô tự thiết kế, tự bán, tự maketting cho "đứa con" tinh thần của mình. Cô lại tất bật sau buổi làm việc, xà mình vào những sạp hàng tết kiếm tìm món quà Tết. Cô biết, ở nhà ba mẹ cô chẳng thiếu thứ cô mua cơ mà cô vẫn mua, bởi cô nghĩ đó là món quà được sắm từ chính sức lao động của cô. Gia đình cô sẽ trân trọng và khích lệ cô.

Cô thực sự muốn biến đam mê ấy thành cốt lõi cho sự nghiệp. Cô mong muốn biến đam mê ấy thành hiện thực hiện hữu chứ không phải là cái danh "hư" như mọi người đã ghép với cô.

Chợp tối, gió quật mạnh, mưa lay phay cô chạy xe ra bến. Cô lên chiếc xe khách giường nằm được trang trí bằng những ánh đèn nhấp nháy nhiều mầu, trông đẹp mắt. Tết năm nay cô về quê sớm hơn mọi năm hai ngày. Cô lóng ruột chờ đợi chiếc xe chuyển bánh. Sau tám tiếng nữa xe khách sẽ dừng trước cổng nhà cô,....