Pair of Vintage Old School Fru
Đứa con nghiệp chướng

Đứa con nghiệp chướng

Tác giả: Sưu Tầm

Đứa con nghiệp chướng

Nó là người không may mắn. Từ khi được sinh ra, nó đã là điềm xui xẻo cho bất cứ ai muốn lại gần. Đúng là thế đấy.


***


Nghe đâu lúc sinh ra nó, mẹ nó chẳng kịp chuẩn bị gì cả. Đúng hơn là ngay từ khi còn trong bụng mẹ, nó đã là đứa trẻ không mong chờ được chào đón. Thôi thì trót chửa phải đẻ vậy. Nhưng có ai rãnh đâu để mà chăm cho cái bào thai nó. Mọi người còn bận lo cho thằng cháu đích tôn của cả dòng họ may mắn lọt lòng trước nó hơn một năm rồi.


Đứa con nghiệp chướng


Thế rồi cũng đến lúc nó ra đời. Chính người đẻ nó ra cũng chẳng biết lúc đó bà đã mang thai được tám hay chín tháng nữa. Chỉ biết là buồn buồn nên bà mang bụng đi khám. Mụ đỡ đẻ cho biết còn hơn một tháng nữa mới sinh lận. Thế nên bà vui vẻ về lo cho con, cho mẹ. Ai ngờ đâu, sáng hôm sau ngủ dậy đã thấy ối vỡ tràn giường. Người ta lật đật đi gọi bà Mụ. Khi người đở đẻ đến nơi thì nó đã chui đầu ra khỏi bụng mẹ. Cái đầu nó sao mà to quá, ngố nữa. Tóc tai lùm xùm. Khổ nỗi, nó chỉ chui mỗi cái đầu ra để thở thôi. Nó cũng chẳng buồn khóc mà giương cặp mắt tí lí ra nhìn khắp mọi người. Thế mới thành chuyện. Mụ đở đẻ chẳng biết thế nào ngất luôn trước mặt sản phụ. Mọi người xúm lại túm đầu nó kéo ra. Bất giác nó oe lên mấy tiếng như thách thức. Người ta bảo "con này lì phải biết".


Nó được sinh ra như thế đấy.


Từ cái chuyện nó được sinh ra như thế cứ lan truyền khắp đường cùng ngõ tận. Rồi thì người ta nhân hóa lên. Người ta bảo "Nhà này sinh phải một đứa nghiệp chướng", "Cái con nhỏ ghê gớm thật, mới ra đời đã gieo họa cho người khác", "Mụ đỡ đẻ đúng là xui xẻo, ai biểu dự đoán sai ngày nó ra đời chi cho nó dọa đến ngất xỉu", "Nghe đâu lúc bà mụ mới đến nó còn cười với bả nên bả mới xỉu đó chứ"... Ôi thôi, không thiếu gì là chuyện bịa đặt. Ban đầu người ta còn xì xầm to nhỏ, sau dần người ta mang luôn chuyện đó đến nói oạch toẹt trước mặt dòng họ nhà nó.


Chuyện đã vậy, trong nhà cũng có người tin kẻ không. Rồi người ta theo dõi nó để xem sao, nếu cần thì phải "thu xếp" kẻo mang họa cho cả nhà.


Cái con bé nó thì đã biết gì, vô tư ngủ, ngủ chán lại thức dậy bú, rồi tè, ị, xong lại ngủ. Nó chẳng thèm khóc bao giờ. Có khóc mà để làm gì, mẹ nó còn bận cho thằng quý tử của bà ăn, ngủ chứ có rãnh đâu mà nghe nó khóc. Có lúc người ta còn quên bẵng nó đi, chẳng thèm nhỏ cho lấy giọt nước. Đến lượt thằng anh sà vào dành mẹ, túm lấy tất tay nó mà lôi, mà cào rách mặt nó ra. Muốn dành thì cứ dành, nó chẳng cần. Đôi lúc chừng như giận quá, nó há mồm tớp luôn ngón tay út của thằng anh đại công tử. Thằng anh la khóc inh ỏi. Người ta phải vả vào mặt, bóp méo miệng lại nó mới chịu nhả ra. Thế là đi đứt nửa ngón tay thằng anh.


Đúng là nghiệp chướng, nghiệp chướng thật rồi.


Đứa con nghiệp chướng


Chẳng dừng lại đó. Ra đời đâu được gần tháng, ba nó bị cơ quan kỷ luật, rồi đến chuyện bị đuổi việc nữa mới khổ chứ. "Hỏng, hỏng hết rồi, con nhỏ này làm hỏng hết mọi việc rồi." Cả nhà lục tục kéo nhau đi coi bói. Cứ nghe ở đâu có thầy phù thủy giỏi là cả nhà kéo đếm xin thử một quẻ xem sao. Xem hết thầy giỏi khắp làng trên xóm dưới, người ta lại xem đến thầy dở, rồi tất tần tật các loại thầy đều gieo quẻ bởi cái con nó mới nức mắt nào đó. Người ta bảo "nó là quỷ đầu thai", "là mầm họa cho cả nhà", "cả nhà rồi xạc nghiệp vì nó", "nhìn cái mặt nó mà coi, lúc nào cũng phản phất âm hồn", "con này có đánh chết cũng chẳng thèm khóc", "có bỏ vô cối mà quết nó cũng chẳng chết đâu", "phải gieo hết tai họa rồi nó mới đi lận"... Chẳng thiếu gì lời xàm phán. Mặt kệ, nó vẫn cứ sống.


Mẹ nó chẳng thèm cho nó nhá đến núm vú nữa mà thay vào đó là ba bữa nước cơm mỗi ngày.


Đến ngày thôi nôi nó, chẳng biết do cái xú khí từ cái con nhỏ xui xẻo này tỏa ra hay do đủ mọi thứ trùng hợp nào đó mà cha, mẹ của người đàn ông tạo ra nó người thì trượt té gãy chân, người thì lên cơn tăng- xông chết ngay tại chỗ.


Thôi đúng rồi, tại cái con chết giấc này rồi.


Thay vì lễ tạ ơn bà mụ sinh thành nên nó, người ta tổ chức lễ cúng với mấy thầy phù thủy xua đuổi tà ma. Rồi người ta đem vứt nó trước cổng chùa coi như là cách để "đuổi con quỷ cái này ra khỏi nhà".


Nó lớn lên trong cổng chùa. Mà cũng tại vì bị bỏ tại cổng chùa lâu quá trước khi được sư cô bế vào nên nó mới ra nông nổi như thế này. Mặt nó lỗ chỗ những vết kiến cắn đến thành hoa. Chân nó phải tháo mất mấy ngón. Còn khắp người thì ôi thôi như một trận địa sau khi bị pháo công kích. Người ta bảo nó may mắn. Đúng hơn là nó sống dai, không chịu chết đi cho rãnh đời, nhẹ trái đất. Chết sao được, chẳng phải người ta bảo nó là của nợ, là đồ quả báo đó hay sao, nên phải sống chứ, sống để trả cho xong cái món nợ đời này nữa chứ.


Lên năm tuổi, ngôi chùa nó đang ở bị một trận bão lớn đánh sập, thế là nó được gởi sang một ngôi chùa khác. Tại đây, phảng phất người ta cũng nghe đến cái số mạng đen đủi của nó. Nghe thì nghe thế thôi, đây là chùa, dù sao nó cũng còn chốn nương thân. Hằng ngày, nó phải chăm sóc đến năm, bảy đứa em không họ hàng thân thích như nó. Mà khổ thay, đứa nào rơi vào tay nó là như thể không sứt đầu thì cũng mẻ trán. Mấy đứa lớn dọa dẫm, đánh nó. Nhưng cũng chẳng biết lý do gì, cứ hễ ăn hiếp nó giờ trước thì giờ sau không lỡ tay làm vỡ chén cũng vỡ đĩa, trượt té hay gì gì đó đại loại là xấu tồi xấu tệ. Rồi thì mấy đứa trẻ vô loài quanh nó cũng chẳng thèm chơi với cái con bé mặt rổ hoa kiến này nữa. Suốt ngày nó chỉ biết lủi thủi một mình, hết quét nhà ra quét sân, cắt cỏ, chăm vườn,...


Năm được mười ba tuổi, nó bị một trận ốm thừa chết thiếu sống. Sư cô phải chuyển nó từ hết bệnh viện này sang bệnh viện khác. Cuối cùng nó cũng được cứu. Cứ ngỡ đâu trận ốm đó là mốc hạn cuối cùng trong đời sẽ mang đi tất cả những xú khí quanh nó bấy lâu.


Nó xin phép được rời chùa để đi ở cho một gia đình giàu có tận trong Sài Gòn. Ban đầu, người ta cũng thương vì nó thật thà, chăm chỉ. Nhưng chẳng hiểu sao, chưa đầy một năm nó đã bị đuổi chỉ vì thỉnh thoảng nó liếc nhìn con trai bà chủ nhà. Hỡi ôi! Nó có nhìn đại công tử của người ta bao giờ đâu, chỉ là vì nó thèm chén yến của cậu cả đang bưng trên tay đó thôi.


Đứa con nghiệp chướng


Nó tha thẩn tìm chỗ làm mới. Chủ nhà là một ông trùm trong giới kinh doanh quán bar của thành phố. Đi về lúc nào cũng toàn bằng xe hơi. Quanh ông chủ có hàng chục cô em chân dài xinh tươi đi theo. Bà chủ thì xúng xính váy hồng váy hoa, mắt xanh môi đỏ. Cứ nghĩ đời nó đến đây sẽ được an phận đôi chút. Ai dè, cái con bé mặt rổ hoa kiến như nó cũng có ngày bị ông chủ ngó đến. Ông gọi nó pha cà phê đêm vào phòng, rồi ông khen nó có duyên, xinh đẹp.