The Soda Pop
Cánh cửa của niềm tin

Cánh cửa của niềm tin

Tác giả: Sưu Tầm

Cánh cửa của niềm tin

Nói chung, về một phương diện nào đó, tôi khá giỏi về học tập. Trở thành lớp phó học tập của lớp suốt ba năm, trở thành học sinh duy nhất được chọn để trao học bổng toàn phần. Nếu là người khác thì sẽ hoàn toàn hài lòng về những gì đạt được như vậy, nhưng tôi thì không.


***


"Tháng này mày lại đứng nhất nữa rồi, chúc mừng."


Một đứa bạn đập vào vai tôi cười động viên, tôi quay mặt lại gật đầu đáp lễ rồi tiếp tục cúi mặt vào cuốn tập vở của mình. Hắn nhìn tôi thở dài rồi khẽ lắc đầu quay đi.


Tôi vừa đạt hạng nhất trong kì thi Olympic Toán của trường tháng này. Nói chính xác, là lại một lần nữa giữ vững danh hiệu độc tôn "giải nhất toàn trường" củamình.


Nói chung, về một phương diện nào đó, tôi khá giỏi về học tập. Trở thành lớp phó học tập của lớp suốt ba năm, trở thành học sinh duy nhất được chọn để trao học bổng toàn phần. Nếu là người khác thì sẽ hoàn toàn hài lòng về những gì đạt được như vậy, nhưng tôi thì không.


Cánh cửa của niềm tin


Một điều khiến tôi luôn mặc cảm về mình, chính là đôi chân bị tật. Năm mười hai tuổi, trong một vụ tai nạn, tôi bị chiến xe tải nghiền nát một phần bàn chân. Tôi đi lại được sau đó một thời gian, nhưng không thể chạy nhanh càng không tham gia được bất cứ môn thể dục nào. Tôi nhớ năm lớp tám, vì cố mong được "hòa đồng" vào lớp tôi đăng kí thi tiếp sức nhưng rồi đang trên cuộc đua, bàn chân tôi bị co giật, tôi bất tỉnh giữa trường.


Những năm tháng sau đó, tôi được "đặc cách" miễn học môn thể dục, các hoạt động trong trường cũng không dành cho tôi nữa, tệ nhất là mỗi khi hội trại, trong lớp nháo nhào phân ai phụ trách làm cổng, ai thiết kế áo, mỗi người mỗi việc rộn ràng cả lên. Còn tôi, úp mặt vào bàn và giả vờ ngủ. Vì tôi biết với đôi chân tật nguyền này tôi chỉ trở thành gánh nặng cho lớp mà thôi.


Từ đó, học là nghĩa vụ và lý tưởng của tôi. Chỉ có tập trung vào học, trở thành học sinh giỏi nhất tôi mới tìm được chút ý nghĩa cho mình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn sẽ có nhiều bạn. Vì bạn có đá banh được đâu, bạn đâu thể theo hội con trai trong lớp í ới gọi nhau chia phe cùng lăn xả trên sân. Bạn cũng chẳng thể chạy quanh trong lớp rượt đuổi với đứa bạn nào. Tôi cô độc, cô độc trong một không gian toàn những người và người.


***


Tôi đã từng nghĩ hay mặc kệ nó vậy, bỏ mặc những dự định về tương lai, tôi hoàn toàn không định hướng được gì nữa và trở nên bàng quan trước mọi việc. Và rồi, trong một lúc tình cờ nhất, tôi gặp được Nhi Nhi là phó bí thư của đoàn trường, vì công tác đoàn quá bận nên cậu ấy đành xin chuyển từ lớp chuyện, sang lớp bình thường – là lớp của tôi, để học. Nhi rất hoạt bát, năng nổ, mới vào được một tháng nhưng đã được hết thảy mọi người yêu quý. "Dù sao, "người của công chúng" vẫn khác mình mà." Tôi hay chép miệng, mỗi khi thấy Nhi đứng trên bục giảng phổ biến công tác gì mới.


Tôi thường không muốn liên quan đến những hoạt động ngoại khóa, và hầu như chẳng bao giờ tham gia. Nhận ra được điều này, Nhi thường hay chỉ đích danh và đề nghị tôi cùng làm với lớp. Ban đầu, tôi vờ như không nghe thấy, lớp cũng đã biết nên cũng không ai ép buộc tôi. Nhưng Nhi đến trước bàn tôi thuyết phục: "Cậu lại tách rời lớp như vậy là tự cô lập mình đấy, biết không?"


Tôi bật cười, rồi nhẹ nhàng xắn khẽ ống quần giơ bàn chân ra phía trước: "Bạn nhìn đi, đâu phải tớ không muốn?"


Cánh cửa của niềm tin


Nhi nhìn bàn chân bị gãy mất hai ngón chân cuối của tôi mà mặt tái xanh, mất vài giây để cô nàng trấn tĩnh trở lại. Mấy hôm sau nữa, không thấy Nhi lảng vảng gần tôi, biết ngay là nàng bắt đầu giống như những ngườikhác trong lớp: Ái ngại và thương hại. Tôi biết rõ chứ, vì dẫu tôi có học giỏi bao nhiêu, thành tích nhiều thế nào tôi vẫn là một đứa tật nguyền!


Điều tôi không ngờ nhất, là một tuần sau đó, Nhi đến trước mặt tôi và dúi vào tay tờ giấy. "Vũ hội hóa trang", cuộc thi thường niên tổ chức vào cuối năm học. Hai năm trước, trong khi bạn bè líu ríu rủ nhau đi chọn áo quần, thiết kế "phụ kiện", thì tôi ở nhà. Đơn giản, tôi không biết nhảy (với một đứa tật nguyền, nhảy để làm gì?), không có "đối tượng", càng không thể tham gia vào thành phần dàn dựng sân khấu gì đấy.


"Ông không cần khuân bê bưng vác nặng làm gì, cũng không cần xe cộ. Giúp lớp mình làm khoản công tác hậu cần đi."


Tôi... đứng hình! Chưa kịp phân trần gì nhỏ đã nói thêm: "Chỉ cần ở trong lớp trang trí phông xốp và trang phục thôi, nhé?" Trông thái độ khẩn khoản nài nỉ như vậy, tôi đâu còn cách nào. Thờ dài, tôi gật đầu.


Cuối giờ học hôm đó tôi ở lại, ngồi cặm cụi cắt từng mẩu xốp để trang trí sân khâu. Phải nói thật là, ngoài giải tích phân và casio tôi hầu như... tệ về mọi thứ. Cắt mãi vẫn không tròn thành chữ được. Ngồi hì hục gần một tiếng vẫn chưa cắt xong một từ. Đến nỗi, mấy thằng bạn trong lớp phì lên cười. Còn tôi thì sượng sùng đỏ cả mặt. "Đây, cậu phải cắt như vậy nè" Nhi lụi cụi hướng dẫn tôi cắt, rồi mấy đứa khác cũng chụm làm phụ tôi.


Đến tám giờ thì xong câu khẩu hiệu dán lên tường. Nhìn "thành quả" không đến nỗi tệ, tôi quét mồ hôi túa ra lên trán hào hứng dán cuộn lại phụ mọi người dán.


Một đứa bạn trong lớp chợt nhìn tôi, nói: "Chà, cậu đã cười rồi kìa?"


Tôi ngạc nhiên hỏi lại: "Tớ á? Vì sao tớ lại không cười?"i


Cô bạn kia lí nhí: "Là vì thấy Tuấn lúc nào cũng ngồi một góc trong lớp, ai hỏi gì cũng ậm ừ cho qua, tụi mình lại tưởng cậu học giỏi nên không muốn chơi với tụi mình."


Cánh cửa của niềm tin


Tôi... sững người. Trời ạ! Là do tôi tự ti, tôi sợ với bàn chân thiếu ngón của mình, tôi sẽ vướng chân mọi người, tôi không thể hòa đồng được, chứ có bao giờ tôi nghĩ mình hơn người khác đâu. Trong lúc tôi đangkhông biết nói gì, thì Nhi xua xua tay: "Thôi, chuyện đó nói sau. Bây giờ 'nhiệm vụ' khác của Tuấn sẽ là tham gia vào lễ hội prom với lớp mình. Mọi người đồng ý không?" Cả lớp ồ lên, và đều hưởng ứng.


- Lễ hội Prom? Không, không được! Tớ... không biết nhảy! - Tôi lắc đầu nguầy nguậy.


- Có gì đâu, mình sẽ dạy cậu, từ đây đến prom còn những hai tuần lận mà.


- Nhưng..nhưng mà.. - Tôi vẫn chưa hoàn sửng sốt, ngay lập tức, tôi nhớ ra một lý do: "Tớ... không có ai để khiêu vũ đâu".


Cả nhóm im lặng. Tôi thở phào nhẹ nhõm, lý do như vậy thì chẳng thể nào bắt bẻ được tôi. Tôi sợ lễ hội, tôi sợ đông người, và hơn hết tôi không đủ tự tin để nhảy trên chính đôi chân tật nguyền của mình!


Cuối cùng, một giọng nói vang lên: "Được, mình sẽ nhảy với cậu"


Tôi quay về phía giọng nói. Là Nhi!


- Tại sao cậu lại nhận nhảy chung với mình? - Tôi hỏi khi hai đứa đang trên đường về.


- Mình không biết, vì bỗng dưng vậy.


- Cậu biết không... chân mình có tật...


- Mình biết rồi mà.


- Nếu mình nhảy sai, hay lúc nhảy chân mình lên cơn co giật, cậu sẽ trở thành trò cười cho cả trường mất.


- Nếu mới bắt đầu mà cậu đã lo sợ, vậy đâu còn thử thách và niềm tin, đúng không?


Khi nói câu đó, Nhi nhìn tôi và cười. Một nụ cười dịu dàng và tràn đầy niềm tin. Tôi cảm thấy xấu hổ cho mình. Vì thật ra, tôi đang lo sợ. Tôi sợ mình lại trở về quá khứ trước đây, ngã bẹp giữa toàn trường và bao ánh mắt nhìn, giễu cợt có, e ngại có.