Snack's 1967
Bắt ma

Bắt ma

Tác giả: Sưu Tầm

Bắt ma

Cái miếu này bỏ hoang đã lâu, chỉ thắp mỗi cái bóng đèn hạt lựu đỏ choét nhìn là muốn bỏ chạy. Từ khi trời nhập nhoạng đã chẳng thấy ai dám bén mảng ra chốn này.


Lão Trì mỗi lúc mỗi gần dốc Miếu hơn, bây giờ chỉ nghe tiếng khóc của phụ nữ, còn đứa con nít lại nghe cười, tiếng cười của con nít mà lão Trì nghe thấy tiếng cười này nó quái thai như thế nào ấy:


Huuuuuu...ư.... ư.... . ư.........Há há.... . Há.......


Lão Trì nhìn vào miếu chả thấy có ai, theo tiếng cười lão ra bờ tường gần gốc mít. Lão nom thấy có ai ngồi đó, bên cạnh là đứa con nít chắc mới chỉ lên hai, trần truồng đầu không một cọng tóc.


Giữa đêm khuya khoắt thế này mà lại dẫn con đi chơi rồi ngồi khóc thế này, chắc lạc đường, tội nghiệp-lão Trì chép miệng.


- Chị gì ơi, nhà ở đâu thế, bị lạc hả, trời lạnh thế này sao không mặc áo quần cho cháu?vừa hỏi lão Trì vừa tiến lại gần.


Đứa con nít dứt cười hẳn, quay ngoắt lại nhìn Lão Trì, vừa chạy đến lão vừa kêu lớn:Áo, áo cho tao.


Tức thì người phụ nữ kia cũng ngẩng đầu lên, nửa mái tóc che khuất khuôn mặt chỉ lộ cặp mắt sáng như dao cạo, nói với theo đứa bé:


- Được thì xin ông ta theo mẹ con mình luôn con ơi, há há há há....... .


Tiếng cười của người phụ nữ khiến lão Trì thất kinh, cái lời thề dọa cho ma chạy té khói cuả lão biến đâu mất, lão chỉ kịp rú lên rồi chạy trối chết về phía nhà ông Toản.


Ông Toản đang ngủ mơ màng nghe có ai la hét rồi đập cửa ầm ầm, tưởng trộm liền vùng dậy vơ vội cây đòn gánh rồi mở cửa đánh mạnh vào đầu cái bóng đen đang đập cửa kia. lão Trì chỉ kịp kêu Ối một tiếng rõ to rồi ngất xỉu. Ông Toản định thần một hồi mới thắp đèn soi rõ mặt cái thằng bạo gan kia là ai, té ra là lão Trì.


Lão Trì xỉu một chặp thì tỉnh dậy, cũng may ông Toản tuổi cao thành thử sức đánh không mạnh lắm, nhưng cũng kịp để nguyên một quả cam lên đầu lão Trì. Nghe lão Trì kể hết chuyện, cả hai cùng thằng con trai lớn ông Toản đốt đèn ra cái dốc Miếu. Lão Trì vừa đi vừa run, tay bám chặt ông Trọng, trong đầu còn nhớ đến hai cái gương mặt hãi hùng kia.


Trong miếu vắng tanh, chỗ gốc mít chỉ còn một ít tiền vàng mã và áo binh đã nhàu nát, chẳng thấy mẹ con kia đâu cả. Nhưng như thế cũng đủ khiến cả ba chợn người.


Chờ một hồi không thấy động tĩnh gì, ai về nhà nấy. Lão Trì chèo mạnh chiếc ghe ra phía chòi, cố tránh càng xa cái miếu càng tốt. Nhấc thử cái vó, lão thấy nằng nặng. Cái sợ hãi nó biến đâu mất, lão chắc mẩm phen này trúng đậm mẻ cá lớn. Hì hục một hồi lão cũng cất cái rớ lên được, rọi đèn vào giữa lưới, một lần nữa da mặt lão y hệt như lúc hồi nãy gặp hai mẹ con ở dốc Miếu đôi. Trong lưới có người, mùi hôi thối bốc ra khiến lão Trì ói ngay tại chỗ.


4. Bắt ma


Cái tin lão Trì ngay một đêm vừa gặp ma, vừa rớ được người khiến cái làng Bích vốn yên bình nay nháo nhào lên hết cả, không ồn ào sao được khi nhiều chuyện lớn như vậy xảy ra. Công an đến khám nghiệm bảo cha Thắng trưởng thôn nhậu say về rồi té ngã chết đuối dưới sông, tất cả đơn thuần chỉ là một tai nạn. Nhưng dân làng Bích ai mà tin, mười người hết mười một người cho rằng cha Thắng chết cho ma dìm, nói như vậy để thấy cái nỗi sợ hãi đã bao trùm lên cả làng. Cha Thắng trưởng thôn chết đồng nghĩa với việc xuất hiện cái xác thứ năm trong vòng bốn tháng. Khúc sông đó đã vắng vẻ nay chả thấy một bóng người, cái đèn neon trong cái chòi của lão Trì cũng tắt ngúm, nghe đâu lão bỏ qua làng khác rồi.


Tụi con nít trong xóm được thể tối ngày hát mấy bài vè, vừa hát mắt vừa lấm lét: Nghe vẻ nghe ve, nghe vè ma nước, một ông chết trước, kéo cả mấy ông, người thì tăng xông, kẻ thì ăn nhậu, mặt ai cũng xấu, dúm dó nhăn nheo, chắc hẳn ma theo, mẹ con xin áo.... .


Quán nước bà Bổi mấy ngày này khách đến nhộn nhịp cả lên, ai cũng đến ngóng xem câu chuyện thực hư thế nào. Bà Bổi tay rót nước miệng cứ đon đả, ra điều bí hiểm:


- Ghê lắm các bác ạ, nó kéo năm mạng rồi, có lão cất vó làng em còn bị nó dọa cho nát vía, bỏ làng đi mất đấy.


Đám đông càng nghe càng xôn xao, thần sắc ai cũng toát lên vẻ sợ hãi. Trong đám người ngồi uống nước bất chợt có tiếng the thé vang lên:


- Hai vong này cũng dễ bắt.


Mọi ánh mắt đổ dồn về phía người vừa nói, là lão Ánh thầy cúng. Bà Bổi nhanh nhảu:


- Này, đừng có khoác, có giỏi ông đi bắt hai cái vong ấy về đây, cả làng này góp tiền thưởng ông.


Vuốt chỏm râu không lấy gì làm đẹp của mình, lão Ánh cười gằng:


-  Cả làng cứ chung tiền để đó, tối nay ra dốc Miếu coi tôi bắt hai cái vong đó chơi. Nói đọan, lão đứng dậy bỏ đi thẳng.


Cả đám đông lại xì xào thêm, ai cũng bán tín bán nghi. Chỉ có một người tách khỏi đám đông lầm lũi tiến ra chiếc ghe, khua mái chèo về phiá khúc sông làng Bích, là cụ Bảy. Từ giữa sông từng câu hát cụ xa dần nghe ai oán, não nề:


Kìa mây đi mất, chim về núi sầu, thuyền đưa đủng đỉnh, chàng đâu chàng đâu.... .


Bắt ma


Vừa chập tối nhà ai cũng đóng cửa, tiếng là đóng cửa nhưng ai cũng ngóng về phía dốc miếu Đôi coi lão Ánh bắt ma ra làm sao. Mấy đứa con nít bạo gan hơn, vừa chạy theo lão Ánh vừa hát vè. Lão Ánh tối nay mặc một đồ vàng chóe hệt như Lâm Chánh Anh trong phim cương thi, chỉ khác là một bên phim ảnh, một bên đi bắt ma thật.


Lão Ánh bắt đầu bày đồ lễ ra giữa miếu, mấy ngọn nến vàng uột thắp sáng trưng cả miếu hòa lẫn cái màu đỏ ối của đèn khiến không gian thêm kì bí. Lão đặt giữa bàn một cái thau có thứ nước sền sệt, bốc lên một mùi tanh lợm họng, chắc có lẽ là máu chó mực.


Viết vẽ máy hình rồng rắn lên mấy tấm bùa, lão bắt đầu làm phép. Một tay khua chuông, một tay cầm kiếm gỗ, lão hú hét những thứ tiếng gì chẳng rõ, chốc chốc lại vơ một nắm gạo ném về phiá gốc mít, la lớn:


Ma, cút đi khỏi cây


Xuất vong khỏi đây


Trông dáng điệu của lão Ánh, mấy đứa con nít bụm miệng cười khúc khích chứ không dám cười lớn. Dân làng thì ai nấy dỏng tai lên nghe, cố căng mắt nhòm về phía dốc Miếu dẫu chỉ thấy màn đêm đen đặc và thứ ánh sáng yếu ớt từ ngọn nến và chiếc đèn hột lựu.


Cả thau máu chó bị lão Ánh hắt mạnh về phía gốc mít. Đột nhiên, từ gốc mít khói bốc lên mù mịt, có tiếng gầm rú thật kinh hoàng, ai nghe cũng phải bịt tai.