Tuổi thơ con gọi thầy cô, bạc đầu con vẫn thưa cô lạy thầy.
Tuổi thơ con gọi thầy cô, bạc đầu con vẫn thưa cô lạy thầy.
Ở Việt Nam, "tôn sư trọng đạo" là một nét đẹp truyền thống tốt đẹp được truyền từ ngàn đời. Truyền thống ấy của dân tộc ta luôn dành những yêu thương và lòng kính trọng cho các nhà giáo-những kỹ sư tâm hồn của mọi thời đại.Bất kì môt quốc gia nào, theo một nền chính trị nào và dù bạn là ai đang nắm giữ chức vụ như thế nào thì vẫn được hưởng một nền giao duc nhất định. Người ta từng nói thời cắp sách đến trường hay ngồi trên giảng đường là những khoảng thời gian đẹp nhất và những kỉ niệm đó không thể thiếu đi hình ảnh của người Thầy. Không có những người Thầy giáo thì không có nền giáo dục. Nhiệm vụ ấy rất vẻ vang và cũng rất là quan trọng không kém nhọc nhằn, cố thủ tướng Phạm Văn Đồng từng nói: Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Vâng đúng như vậy, những người Thầy người Cô luôn miệt mài trên từng trang giáo án để đem lại những kiến thức cho thê hệ học sinh. Các thầy cô giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi, cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho đời.
Nghề giáo là một nghề đặc biệt bởi vì Thầy giáo tốt, người Thầy giáo có thể lưu giữ được hình ảnh của mình trong kí ức học trò và những người Thầy ấy không những giỏi trong nghề mà người Thầy còn dạy học trò bằng toàn bộ cuộc sống của mình. " Với những trang giáo án không chỉ viết bằng trí óc, mà được viết bằng cả trái tim và nhân cách cao đẹp. Người Thầy đã giúp chúng ta không chỉ lĩnh hội được tri thức khoa học mà còn có được những bài học quý giá về cuộc sống và cách đối nhân - xử thế. Tôi thầm cảm ơn tạo hóa đã ban tặng cuộng sống ánh sáng của tình yêu và chân lí từ trái tim của người Thầy vĩ đại, mà tôi may mắn được là một học trò." Tôi không biết sau những giờ lên lớp thì người Thầy trở về với cuộc sống hàng ngày lo toan vất vả như thế nào nhưng tôi luôn biết rằng mỗi khi bước lên trên bục giảng trước những ánh mắt của học trò thì người Thầy luôn nở nụ cười.
Người nông dân gieo hạt để đợi lúa vàng trổ bông, còn người Thầy thì như thế nào nhỉ? Người Thầy gieo những kiến thức cho thế hệ học sinh, theo dõ sự trưởng thành của học sinh mà mình từng gắn bó. Người Thầy giúp cho các thế hệ học sinh bớt ngây ngô, khờ dại để cho các em từng ngày lớn khôn và làm những việc có ích cho xã hội, cho gia đình và đó cũng chính là niềm vui của người Thầy. Chọn nghề giáo là chấp nhận hy sinh một cách thầm lặng, là người đi ươm mầm cho tương lai và cũng là người sẽ đem đến cho học sinh những ước mơ hoài bão khát vọng bước vào đời.
Nghề giáo khổ lắm ai ơi! Nghề giáo có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ, phải đối mặt với nhiều thách thức cũng như phải truyền được những cảm hứng kinh nghiệm mà mình từng trải qua. Ngoài ra để có niềm vui, sự thăng hoa cho mình thì nghề giáo có tất cả những cảm giác đó. Không chỉ dạy dỗ rập khuôn những điều trên sách vở, hướng các em làm theo lẽ phải... Nghề giáo giúp đỡ, khai trí cho tầng lớp trẻ trong xã hội cũng như khi bạn đào tạo một thế thệ người lao động cho tương lai. Những người Thầy hàng ngày lên giảng đường dạy cho thế hệ học sinh và khi rời bục giảng thì vẫn không ngừng nghỉ tìm thêm những kiến thức, trau dồi và tìm hiểu những điều mới, cách dạy mới để cho đất nước và thế hệ học sinh của mình không bị tụt hậu.
Nhân ngày nhà giáo việt nam 20/11, với tất cả tấm chân tình mà em muốn gửi tới thầy cô, chúc cho tất cả thầy cô luôn luôn vui vẻ và tràn ngập niềm tin trong cuộc sống, ngày nào cũng luôn gặp may mắn, và thành công trên con đường dạy học của mình, và chăm bón những mầm non của mình thật tốt để sau này giúp đời - TUỔI THƠ CON GỌI THẦY CÔ, BẠC ĐẦU CON VẪN THƯA CÔ LẠY THẦY.