Disneyland 1972 Love the old s
[Quan điểm] Khi người ta bỏ thời gian để học ngoại ngữ, tôi học lại tiếng Việt của mình...

[Quan điểm] Khi người ta bỏ thời gian để học ngoại ngữ, tôi học lại tiếng Việt của mình...

Tác giả: Sưu Tầm

[Quan điểm] Khi người ta bỏ thời gian để học ngoại ngữ, tôi học lại tiếng Việt của mình...

Quả thật đây chính là thời đại hoàng kim của ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh vì thế giới bây giờ phẳng rồi "nhà nhà tiếng Anh, người người tiếng Anh" để kiếm cho mình một vị trí có lương bổng khá hơn (cao hơn từ 11% đến 20% - Yeah, không tệ đúng không nào), tôi chọn quay lại với tiếng Việt, học tiếng Việt thật chuẩn để kiếm tiền.

Thực tế, có rất nhiều bạn trẻ đăng ký các lớp học Anh văn 6 tháng, 1 năm cho bằng B, C, giao tiếp bậc 1, bậc 2 v.v.. với hy vọng tiếng Anh của mình sẽ tốt hơn và sẽ kiếm được một công việc có thu nhập tốt hơn. Tôi hoàn toàn đồng ý với nguyện vọng chính đáng này của hầu hết chúng ta, và chính tôi cũng đã từng. Tuy nhiên, sau những khóa học không ít tiền đó, rất nhiều bạn nói với tôi rằng: "Chẳng có tiếng bộ gì cả! Có lẽ không có năng khiếu" nhưng mà thôi phải cố học, cố bỏ tiền ra đến các trung tâm để cày, biết đâu mai sau hạt thóc mọc thành cây lúa! Bài toán kinh tế ta có thể thấy chính là mất tiền, mất thời gian cho một sự đầu tư không có lãi, hoặc lãi quá ít, nhưng thực tế đâu chỉ có con đường này là duy nhất.

[Quan điểm] Khi người ta bỏ thời gian để học ngoại ngữ, tôi học lại tiếng Việt của mình...

Trong xã hội, có rất nhiều nhân viên kinh doanh, bán hàng không giỏi ngoại ngữ nhưng thu nhập cũng rất khủng bằng cách vận dụng tốt ngôn ngữ mẹ đẻ. Không phải nhà báo, nhà văn có tiếng trên thị trường đều giỏi ngoại ngữ, và thậm chí nhiều người giỏi ngoại ngữ chưa chắc là những người viết hay, viết lụa và sâu như những người tinh anh trong ngôn ngữ, chữ viết mẹ đẻ v.v..Và còn rất nhiều ngành nghề trong xã hội, lĩnh vực khác đang diễn ra hằng ngày đều bằng tiếng Việt. Học tiếng Anh cho lắm, nhưng lại không nói được một câu "cảm ơn" trong tiếng Việt với người Việt thì học để làm gì.

Chuyện học là chuyện rất đáng quý ở trên đời, dân gian có câu "đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Đồng thời, khi đất nước bước vào thời kỳ hội nhập, quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, tiếng Anh và những ngoại ngữ khác sẽ mang lại cho bạn rất nhiều cơ hội về việc làm, thăng tiến, nâng cao tầm nhìn, tri thức, nhân sinh quan v.v.. của bản thân. Nhưng điều đó không có nghĩa bạn cắm đầu vào học ngoại ngữ một cách "lãng phí" bởi còn rất nhiều cơ hội khác, bằng tiếng Việt thôi bạn cũng có thể đạt được những giá trị mà mình mong muốn. Nếu bạn không tin, khi không thể tiếp thu thêm một ngoại ngữ khác, hãy quay lại với tiếng Việt, làm tốt công việc của mình bằng tiếng Việt hoặc tìm kiếm một cơ hội khác bằng tiếng Việt. Bạn chắc chắn sẽ nhận ra rằng, với khả năng sử dụng tiếng Việt chuẩn xác, có tính thuyết phục cao, lồng ghép tâm tư, tình cảm, bạn cũng có thể trở thành một nhân viên xuất sắc, một ông chủ tốt, nhà lãnh đạo tài ba như những người khác – làm "một nghề cho chín còn hơn chín nghề".

Hãy đầu tư cho nền giáo dục của bản thân một cách khôn ngoan vì thời gian chẳng chờ một ai và mỗi chúng ta đều có một vai trò và sứ mệnh trong xã hội này, khi không thể chọn con đường nào đó vì những yếu tố chủ quan, khách quan hãy hướng mình sang một khung trời khác. Suy nghĩ của đám đông lúc nào cũng áp đảo hơn, thời thượng hơn, nhưng không có nghĩa họ luôn đúng và bạn phù hợp với nó. Hãy khám phá điểm mạnh của chính mình và đầu tư cho chúng cũng như dám khác biệt để chênh phục những chặng đường thành công phía trước.

P.S: Số liệu mức lương các nhà tuyển dụng trả cho nhân sự có ngoại ngữ cao hơn từ 11% đến 20% được lấy từ khảo sát của Jobstreet Vietnam (link: http://www.jobstreet.vn/career-resources/giao-duc-van-dang-tren-da-phat-trien/#.VQSMG-GNAg9)