Trùng phùng nghịch lý

Trùng phùng nghịch lý

Tác giả: Sưu Tầm

Trùng phùng nghịch lý

Người ta thường nói: "Có những thứ dù nó vụt khỏi tầm tay nhưng rồi trở lại nó sẽ thuộc về ta mãi mãi." Thế nhưng cũng có những thứ dù đã trở lại bên ta nhưng đã mãi xa dù cận kề.


***


Mấy cánh hoa tím lặng lẽ rơi khi cơn gió đầu hạ khẽ đưa mình qua mấy hàng bằng lăng dài. Bất chợt, điện thoại vang lên một bản thu âm trong cái Playlist "cũ mèm": "E...hèm....An này, anh đây, chiều hôm nay em thấy thế nào, bằng lăng đẹp lắm em nhỉ? Nghe Because you live nhé, lời anh muốn nói với em đó..." và rồi bản tình ca bất hủ cất lời. Bản nhạc cứ thế vang lên, đến đỉnh điểm rồi kết thúc dần với những lời bao giờ cũng làm xốn xang trái tim của một cô bé tuổi 17: "Đấy, giờ thì em biết em trong anh quan trọng như thế nào rồi đấy. Anh yêu em, An của anh....". Ba tiếng " anh yêu em" từ một giọng nói quá dỗi thân thuộc, triều mến mà giờ đây tôi chỉ có thể nghe lại bằng cách này. Quệt đi những giọt nước mắt, lại nở một nụ cười, một nụ cười không toàn vẹn hay nói chính xác hơn chỉ là một cái nhếch mép: "Chỉ là ảo tưởng, đã qua rồi. Cuộc sống này đâu phải chỉ là vượt qua giông tố, mà còn là học cách nhảy múa, vẫy vùng trong mưa." Đó là tất cả những gì An tự nhủ với mình những lúc chợt đỗi yếu mềm như thế này.


Trùng phùng nghịch lý


Đầu xuân hai năm trước, khi An khăn gói vào thành phố ở cùng gia đình dì để tiện cho việc học. Đó cũng là lúc nó gặp được định mệnh đầu đời khắc sau vào tâm khảm của mình.


Hôm ấy là một ngày nắng nhẹ, gió thổi vào cái thành phố nhỏ yên mình ven biển. An vươn vai, nhắm nghiền mắt lại để cảm nhận thật rõ cái hương vị mặn nồng mà gió mang theo – ngày đầu ở ngôi trường mới. Trong khi chờ cô giám thị nói chuyện với một học sinh khác, nó đảo mắt quanh phòng rồi lại chú mục vào người bạn mới cùng trường ấy. Đó là một đứa con trai tầm trên 1m72, mái tóc ánh nâu có phần hơi cong rất nghệ sĩ, điều đáng chú ý hơn là đôi mắt đen tuyền mang theo một vẻ bí ẩn khó tả. Nó được xếp vào lớp 11A1, phòng 13, trên lầu của dãy I. Bước vào lớp với 48 đôi mắt long lanh ngước nhìn An không khỏi bố rối, thế nhưng thời gian hôm nay dường như hiểu nỗi lòng của nó mà trôi nhanh hơn mọi khi thì phải, mới đấy mà đã hết buổi học.


Chiều hôm đó, nó có tham gia lớp học vẽ. 6h lớp bắt đầu mà nó chỉ mới ở bãi đỗ xe vì cái xe đạp quý hóa hỏng ngay ngày đầu tiên. Hít một hơi rồi bước vào lớp học, cảm thấy ngượng ngùng vì trễ, bối rỗi cuối chào và xin lỗi thầy liên tục. Thầy chi mỉm cười:


– Vào chỗ còn trống đấy, nó dành cho em.


Ơ , thật là hi hữu làm sao là cậu học sinh khi sáng, nó mắt tròn mắt dẹt không ngờ câu ấy cũng học vẽ. Trời thưa đất rộng mà cớ chi đã vào cùng trường lại vào chung lớp vẽ, An ái ngại nghiêng đầu chào, cậu ta cũng gật đầu đáp lại.


Hôm sau và mấy ngày sau đó là những ngày nắng đã lên đường rong chơi, chỉ còn lại mấy đám mây ậm ì trôi cho hết hành trình. Không phải thứ hai nên không cần phải mặc áo dài, nó tung tăng với đồng phục ngày thường thoải mái hơn nhiều, cũng thấy quen hơn với ngôi trường mới.


Thứ hai, tư, sáu là những ngày An theo học vẽ, kẻ "đồng môn" đưa bàn tay phải về phía nó cùng vẻ mặt thật khó đoán:


– Chào An, tôi tên Vũ Dương Phong, lớp 12A1, hôm thứ 2 tôi có gặp An ở trường, học sinh mới phỏng?


– Ơ, à ... chào.... a... anh.., Phong. Sao anh biết tên tôi? _ nó bối rối, nghĩ thầm: " Lớn hơn mình sao?"


– Thì biết thôi =))) _ Kẻ mở chuyện nhún vai _ Sao lại phải chuyển trường vậy?


– Chuyện dài lắm. Ơ mà anh là người Bắc mà? Sao lại học ở đây?_ Đến giờ nó mới chú ý đến giọng nói của kẻ đối diện.


Phong lại nhún vai quay trở lại với giá vẽ, nó cũng quay đi.


***


Tháng tư chào đón nó với vài cơn mưa bất chợt ở dải đất miền Trung mưa nhiều mà nắng cũng lắm.


– Bắt đầu thôi, chủ đề hôm nay là TỰ DO. Bất cứ thứ gì, ước mơ, sở thích, ...hay thậm chí là thứ em nghĩ đến đầu tiên. Nào nào, bắt đầu!


Roạt, roạt! An chọt mỉm cười rồi đưa mắt nhìn theo hướng tiếng động xảy ra bởi lẽ nó chẳng còn lạ gì với âm thanh đó nữa. Ấy là tiếng Phong kéo giá vẽ lại đối diện lại với An, cứ như thể nó sẽ đánh cắp ý tưởng hội họa của anh ta vậy. Mới dạ đầu An có vẻ bực với hành động kì quặc đó của Phong nhưng về sau nó đã thành thừng lệ, và đó cũng là chút gì đó đặc biệt của Phong trong mắt nó. Dù cũng tò mò xem anh chàng quái dị kia vẽ gì nhưng chưa bao giờ nó nhìn trộm hay xem lén.


Đồng hồ điểm 8h, lớp vẽ tan học, trở về nhà trên con đường đã làm bạn với nó gần 3 tháng nay, khi chiều có mưa nên đường về hôm nay khá trơn, "Ầm!!!" An có được cú đo đường ngoạn mục trên chiếc xe đạp tím nhạt, nhạt như số phận nó tối nay. Đang cố đứng dậy thì một bàn tay đưa ra trước mặt nó, nó gước mắt lên nhìn rồi đặt tay mình vào lòng bàn tay đó với một đỗi rất ngạc nhiên:


– Ơ, sao anh ở đây, anh cùng đường với tôi sao?


– Không nói được tiếng cảm ơn à?


– À, cảm ơn. Sao anh ở đây?


– Đi chung đường mấy tháng trời mà có khi nào tôi thấy cô ngoảnh đầu lại đâu mà biết được sự tồn tại của tôi. _Phong bĩu môi.


– Ừ, vậy tôi cảm ơn lần nữa.


– Không có gì. Ơ mà con nhỏ này, anh đây lớn hơn cô một tuổi đấy nhé, sao cứ xưng "tôi" hoài vậy?


– Tôi thích vậy _ Nói đoạn nó quay ngoắt đi, dựng xe đạp lên và ngồi lên xe.


Ôi thôi, vậy là tối nay nó được chính thức đăng cai "Nữ hoàng xui xẻo" : chiếc xe đạp phản chủ chính thức bị đứt xích. Bực lại thêm tức, nó bước xuống dắt bộ. Đi được vài bước, kẻ giúp nó khi nãy lại xuất hiện:


– Ê, lên đây tôi đưa về!


– Không!


– Về nhà cô còn xa lắm đấy, không sợ trời tối à?


– Sợ gì chứ?!? _ Nó quắt mắt nhìn Phong, vẫn kiên quyết dắt xe đi tiếp. Trong khi đó, Phong cũng đạp xe thật chậm bên nó.


– Sao không về đi! _Nó quát lên.


Chẳng nói một lời, Phong phóng nhanh về phía trước. Nó liếc mắt nhìn theo:" Hứ! Ai mà cần anh giúp chứ." Nó dắt bộ thêm khoảng năm phút thì đồng hồ đã chỉ 8h25'. Thầm nghĩ bụng rằng không thể về nhà trễ được, mà cũng không thể gọi điện cho dì đến đón, nó ngại, trong túi lại không đủ tiền để đi taxi về. Haiz, ngày dài đen đủi lại càng thêm nhọ.!!!


Két!!! Lại là chiếc xe đạp và bóng người khi nãy:


– Có lên không thì bảo? Phía trước có tiệm sửa xe đó, cho cái của nợ vào đấy rồi lên đây tôi đưa về, tôi chẳng làm được gì cô đâu, thưa quý cô khó tính.


Thật tình nếu muốn về nhà đúng giờ chỉ còn cách này, nó miễn cưỡng gật đầu. Cho cái xe phản chủ yên vị trong cái tiệm bên đường, nói cho khách quan thì chiếc xe cà tàng chẳng đơn giản ở việc đứt xích, quý cô nhiều năm tuổi này chẳng thể chịu nổi sau cú ngãy giáng trời ấy, ít gì cũng phải đến trưa mai An mới có thể lấy nó được, đó là theo lời của bác sửa xe phúc hậu.


– Đi thôi! Phong đưa mắt về phía yên sau xe, ra hiệu cho An.


Nó ngồi lên xe và cả hai chẳng nói lời nào trên con đường dài khá yên tĩnh của vùng ngoài trung tâm với hàng cây dài đẫm nước phản chiếu ánh sáng của mấy của hiệu lân cận_lần đầu tiên nó ngồi sau xe một người khác giới mà không phải là bố nó. Đến gần nhà An, gã kia mới lên tiếng:


– Mai tính đến trường bằng gì đây?


– Ơ, cũng chưa biết.


– Vậy mai tôi qua chở cô đi học nha?


– Thôi, để tôi tự đi cũng được.


– Để tôi đưa đi rồi còn lấy xe về không tiện à.


– Tiện hay không tôi tự biết.


– Đến nơi thưa quý cô.


– Cảm ơn _ An bước xuống xe vừa ngờ ngợ chả hiểu tên này sao lại biết nhà mình. Chưa kip nói gì thêm kẻ kia đã phóng xe mất dạng sau khúc cua.


Sáng hôm sau, nó thức dậy, rồi chợt mỉm cười về chuyện tối qua. Rồi lại tự vấn mình: "Mày cười vì cái gì chứ?". Không ai hỏi gì nó về sự vắng mặt của chiếc xe, dì nó vốn rất bận rộn nên cũng chẳng để ý nhiều, nó cũng không dám làm phiên. Lấy hết số tiền mà nó có cho vào cặp, hôm nay nó tính đi taxi đến trường rồi sau đó lấy xe.