pacman, rainbows, and roller s
Non Dimenticar

Non Dimenticar

Tác giả: Sưu Tầm

Non Dimenticar

Tôi bất lực, nhưng tôi biết cô ấy còn đau khổ hơn tôi. Vậy nên chỉ đành có thể ghì chặt lấy cô ấy, khóc thay cho cô ấy.


***


1.


Tôi và Phùng Anh đến đó từ rất sớm.


Tay tôi ôm một cái thùng phuy trống rỗng chuẩn bị được nhét đầy, đứng tần ngần ở cửa mãi chẳng chịu vào. Phùng Anh chống hông đứng bên cạnh, mắt đảo một vòng gian phòng khách bé tẹo chứa độc một chiếc ghế sô pha dài màu xám tro, bàn trà, kệ sách. Trên cái bàn trà đó còn bừa bộn đủ thứ sách báo như thể chúng chỉ mới được bày ra hôm qua chứ không phải là từ một năm trước.


Phùng Anh vỗ nhẹ vai tôi một cái, ý như động viên. Anh bước vào trong trước, mở cửa sổ bên hông để ánh sáng bên ngoài lọt vào. Hạt bụi nhỏ li ti ánh màu ngũ sắc nhảy một loạt những vũ điệu mông lung huyền ảo trong ánh nắng ấm áp tràn đến. Nắng rải đều màu vàng giòn rụm của nó lên những đồ vật ít ỏi trong phòng khách, hắt dài cái bóng của chúng, trộn đều vào nhau tạo những mảng sáng tối không rõ trên nền, trên tường. In hằn cả cái bóng lưng cao lớn của Phùng Anh lên.


Hít sâu vào một hơi, tôi chậm chạp bước vào trong.


Non Dimenticar


2.


Tôi sẽ dọn phòng ngủ của cô ấy trong khi Phùng Anh bọc nilon những thứ mà chúng tôi không mang đi được.


Tuy đã ở yên nơi này được hai năm, nhưng đồ đạc của Phong Linh cũng không nhiều lắm.


Mấy bộ quần áo, hai đôi giày, một đôi dép bông đi trong nhà, sách, một chiếc ti vi cùng đầu thu nhỏ đặt trong phòng ăn. Phong Linh luôn thích xem ti vi trong mỗi bữa ăn. Mặc cho điều ấy là một thói quen xấu, Phong Linh cũng không có ý định sẽ từ bỏ. Mỗi lần tôi nói đến, cô ấy đều nhăn mũi rồi cho qua luôn.


Tôi xếp gọn mấy bộ đồ của Phong Linh vào túi hành lí cùng với hai đôi giày và đôi dép bông của cô ấy. Ngắm nhìn một loạt những bức tranh vẽ màu nước ghim trên tường một hồi sau tôi mới gỡ xuống từng tấm một, kẹp vào trong tập phác thảo đang mở tung cùng bức vẽ dang dở không còn được hoàn thiện của cô ấy. Tần ngần trước kệ sách chất kín, tôi lấy xuống từng quyển một, nhìn những nếp gấp đánh dấu trong mỗi trang sách, gáy cũng đã sờn rách, trong lòng khá khó chịu.


Cũng không hiểu tại sao.


Trong nhà cô ấy, thứ xuất hiện nhiều nhất là những mảnh giấy nhắn được dán cẩn thận ghi tên của từng món đồ vật. Tủ quần áo, sách, dép, ti vi, giường, gối....nét chữ nắn nót tròn tròn ngày xưa trông thật thích mắt nhưng bây giờ nhìn lại thì cảm thấy thật đáng ghét.


Đáng ghét là ở chỗ, nó lại ghi tên những món đồ mà một đứa con nít cấp một cũng có thể biết.


3.


Ôm theo một cái hộp sắt hình chữ nhật khá lớn, tôi mò ra khoảng sân nhỏ trong nhà.


Rộng chưa đầy năm mét vuông, lúc trước Phong Linh vẫn hay thường dành thời gian ra tỉa tót chỗ này. Dạo đây không còn nữa nên những cây dại được nước lấn tới, mọc đè cả mấy bụi hoa màu tím mà mất công lắm Phong Linh mới khiến chúng sống được ở đây. Dây leo uốn thân quanh cây sào dựng tạm bợ để căng tấm bạt trải che nắng một góc xanh um tươi tốt. Cái ghế mây dựng chỏng chơ bên cạnh phủ lớp bụi dày, minh chứng cho việc đã lâu lắm rồi chẳng còn ai đến và ngồi lên nó.


Dùng khăn phủi bớt bụi đi, tưởng tượng như thể Phong Linh vẫn đang ở đây, ngày ngày đều dành ra một khoảng thời gian ngồi trên chiếc ghế mây này, nhìn bụi hoa khó tính khó nết. Một chốc lại ngẩn ngơ nhìn đến từng lá thư mình tự tay viết đều bị bưu điện trả về.


Những lá thư ấy không có địa chỉ người nhận.


Chúng tôi rời khỏi đó vào hai giờ chiều sau khi mọi chuyện hoàn tất.


Về đến nhà, tôi mới có đủ dũng khí để mở hộp sắt nọ ra. Dán tem lên từng lá thư một, cẩn thận ghi tên cùng địa chỉ người nhận vào, dán tem, mang đến bưu điện, chuyển phát nhanh tất cả. Mặc dù không đọc, nhưng tôi thừa biết trong những lá thư ấy ghi cái gì và chúng vốn dĩ phải được chuyển đến cho ai.


4.


Đáng lẽ tôi không nên đọc quyển nhật kí ở dưới gối của Phong Linh.


Thả mình xuống chiếc ghế bành màu be bên cạnh ô cửa sổ buông rèm trắng. Tay vuốt lấy gáy cuốn nhật kí cũ đã sờn góc, miên man đuổi theo những dòng suy nghĩ mông lung bất chợt hiện ra rồi cũng nhanh chóng biến mất. Ngả hẳn người ra sau, khép lại đôi mắt có phần mỏi mệt, cố loại ra khỏi não bộ tiếng gót giầy nện cồm cộp xuống liền mạch không dứt, tiếng thông báo trên loa, tiếng người nói chuyện rì rầm ngoài hành lang, ngoài sân vườn, mùi thuốc sát trùng gây mũi liên tục tấn công tra tấn buồng phổi...tất cả như một bàn tay vô hình cào vào trong lòng, ngứa ngáy đến khó chịu.


"Ngày...tháng...năm...


Trong nhà tôi, sơn cũng đã bong tróc, tôi muốn sơn lại màu khác, sáng hơn, tươi hơn, tràn hy vọng hơn. Tôi đã nghĩ ngay đến một thứ màu sắc tuyệt vời. Nhưng lại không thể nhớ tên của thứ màu sắc ấy. Thứ màu ấy là màu của bầu trời. Màu gì nhỉ?


Như một thói quen, ngày hôm nay tôi cũng viết thư cho người ấy. Kể lể đủ thứ chuyện nhưng lại chẳng biết kết thúc thế nào. Cuối cùng chỉ có thể đặt một dấu chấm cực vô duyên. Xếp lại, nhét vào phong thư, ghi tên cùng địa chỉ của mình lên nhưng lại không dám ghi tên người nhận.


Liệu ghi rồi, gửi rồi, chuyển đi rồi, người ấy có chịu đọc không?"


"Ngày....tháng....năm...


Cái mà người ta dùng để nói chuyện với nhau ở một khoảng cách cực kì xa mà có bàn phím cùng đủ loại chức năng và màn hình nhỏ xíu gọi là gì nhỉ?


Tôi không dám hỏi Thương, vì tôi sợ cậu ấy biết căn bệnh mà mình đang mắc phải. Cậu ấy mà biết thì Phùng Anh cũng biết, hai người này chẳng giấu nhau điều gì. Phùng Anh biết, thì anh cũng biết. Họ chẳng giấu nhau điều gì. Và hiển nhiên tôi sẽ bị người ta nhìn vào thương hại.


Ừm, tôi không muốn như vậy.


Có thể anh sẽ về với tôi nếu biết, nhưng tôi không muốn dựa vào nó để kéo anh lại.


Tôi lại viết thư, nhưng không biết mình viết rồi để làm gì? Viết, lại không gửi. Vậy là tôi mang đốt sạch.


Lúc củi no lửa nổ bép một tiếng, tôi giật mình nhìn lại, cuối cùng không nỡ.


Bỗng dưng cảm thấy, tôi chẳng cần ai thương hại mình, cũng không thích, nhưng ít nhất là người ấy....


Thôi quên đi."


"Ngày....