80s toys - Atari. I still have
“Nếu con trong bụng giống anh...!”

“Nếu con trong bụng giống anh...!”

Tác giả: Sưu Tầm

“Nếu con trong bụng giống anh...!”

Mùa thu đã qua, heo may về khắp ngả, hoàng hôn chiều se lạnh.


Không khí dần nhẹ đi khi một cơn gió đi qua, tiếng chuông chùa ngân lên hoàng hôn theo hương trầm cháy thơm ngào ngạt. Mai đứng yên, im lặng nguyện cầu một bình yên khi đã đi xa một hồi ức. Hồi ức về Hoàng, về những khổ đau mà anh đã mang đi, bỏ lại Mai trong bâng khuâng trống vắng kể từ ngày anh mất.


***


Bâng khuâng không theo về cùng gió. Kể từ ngày Hoàng mất, Mai luôn im lặng. Trong lòng chị luôn cố gắng động viên mình phải vượt qua khổ đau này để không ảnh hưởng đến đứa con trong bụng, khuôn mặt chị thấp thoáng mặt hồ im lặng và nước mắt lại rơi mỗi khi nhìn xuống bụng.


" Nếu con trong bụng giống anh thì sao hả em?"


Đó là câu hỏi mà Hoàng hỏi Mai khi anh còn nằm trong bệnh viện. Những lúc đó, Mai vờ như không nghe thấy. Chị ngắm nhìn Hoàng, đôi mắt bơ phờ vô cảm và khuôn mặt vàng tái đi của anh làm chị đau xót. Hoàng bị mắc bệnh ung thư gan. Những ngày trong bệnh viện. Hoàng vẫn luôn hỏi Mai câu hỏi đó sau khi anh nói cho chị một sự thật. Anh là người đồng tính.


“Nếu con trong bụng giống anh...!”


Tiếng chuông chùa đã vãng theo ánh hoàng hôn vừa tắt, mắt trời dần khuất hẳn trên nền xanh xẫm. Không khí lạnh dần, Mai ra về khi đã nguyện cầu cho Hoàng luôn được thanh thản, cầu cho đứa con trong bụng luôn khoẻ mạnh, cầu cho Đức Phật che chở cô để cô có thể vượt qua khổ đau này. Trên đường về ngập heo may giăng, khắp ngả phố phường se lạnh, Mai bần thần ngồi nghĩ về câu hỏi của Hoàng. Nếu mai sau con mình giống anh ấy thì chị phải làm sao?. Chính chị cũng không biết mình bây giờ như thế nào nữa,chỉ sống tiếp và ám ảnh. Nhưng khi nghĩ tới đứa con Hoàng trong bụng, chị cố quên đi để lòng mình thanh thản, chỉ có câu hỏi đó vẫn luôn hiện trong chị như một điều trăn trối mà Hoàng mang theo khi anh mất. Đã gần năm tháng trôi qua, nghĩ về Hoàng bây giờ, Mai đã không còn khóc nữa. Chiếc Taxi đưa chị về căn nhà, ở đó chị vẫn sống cùng bố mẹ chồng.


Mẹ Hoàng đang ngồi trên thềm cửa nhìn thấy con dâu bước vào, bà cất tiếng hỏi:


- "Đi đâu mà về muộn thế?"


- " Con chào mẹ, con đi chùa về, vì sắp sang đông nên trời nhanh tối!" Mai cất tiếng hỏi rồi xách túi vào nhà. Mẹ Hoàng cũng không còn gì hỏi thêm nữa, đó là những câu hỏi mà những người trong nhà này hỏi nhau như thói quen vậy. Mẹ Hoàng vẫn ngồi trên thềm, đôi mắt bà xa xăm, heo may thổi về những se lạnh làm tà áo bà rung lên khe khẽ. Tiếng nấu nướng trong bếp của Mai vang ra ngoài. Bà vẫn ngối nín lặng, bà khóc, khóc nhiều lắm!


***


Ngày Hoàng vẫn là cậu trai trẻ vừa tốt nghiệp Đại học, bà đã vẽ lên cho mình những viễn cảnh. Nó sẽ là đứa con ngoan, biết thương mẹ, nó sẽ theo nghiệp của bố, sẽ lấy vợ và sẽ có một đứa cháu trai kháu khỉnh để nối dõi. Viễn cảnh ấy trong bà tựa giấc mơ mà bà mang theo ở bất kỳ ngày cúng nào,cửa chùa nào, ngôi đền nào. Viễn cảnh đấy tựa như một hạnh phúc mà bà vun đắp cho con và khiến "đứa cháu đích tôn của các cụ" phải là niềm tự hào. Mãi là như vậy.


Nhưng giấc mơ trong bà lại tắt vụt khi bà nhìn thấy một thảm cảnh, đó là một ngày bà nhìn thấy một thằng ôm Hoàng đi trên phố. Một kết luận chắc chắn sau những lần đọc trộm tin nhắn trong điện thoại con.


Một thằng khốn khiếp! Một lũ khốn nạn!


Đó là ý nghĩ ngay trong bà phát ra đôi mắt sắc lẻm hai cục lửa lớn. Tối hôm đó, một trận cuồng phong bão tố xảy ra trong gia đình bà. Bố Hoàng tát vào mặt con rồi trót Hoàng vào bàn thờ, mặc kệ cho Hoàng van xin khóc lóc.


-" Đây, yên ở đấy để ngẫm xem mày đã khốn nạn thế nào! Thằng khốn. Trời ơi, tôi và ông có ăn ở thế nào mà đẻ ra một thằng bê-đê không ra người ngợm thế này..!". Mẹ Hoàng khóc lóc gào la, sau cùng đôi mắt sắc lẻm của bà nhìn con trai đang bị trói ở chân bàn thờ. Bà cười nửa miệng một tiếng " Hừ!" rồi nói.


- " Mày muốn phá bỏ nề nếp gia phong đã gây dựng bao đời nay ở cái nhà này. Đúng không?. Để xem...để xem bà có để yên cho mày làm thế không nhé!"


Bà lao vào phòng con trai lục điện thoại, những tin nhắn với thằng đó còn trong máy của Hoàng. Bà ghi lại số điện thoại đó lòng sục sôi.


"À, thì ra mày tên Tuấn hả. Rồi mày xem!"


Chả biết bằng cách nào, mà bà điều tra được tên đầy đủ lẫn địa chỉ, nơi làm việc của nó. Từ Hoàng hay từ nửa tiếng lục tung phòng của con. "Nó tên là Trịnh Minh Tuấn, làm việc ở công ti X và công ty đó ở chỗ này".


Sáng hôm sau, khi bước ra khỏi phòng sau một đêm thức trắng. Nhìn thấy con trai bị trói tím tái đau đớn ở chân bàn thờ. Mẹ Hoàng đứng gần lại, lườm con trai một cái.


- Tao sẽ làm mọi cách để cho mày được bình thường! để mẹ giúp con!


Người mẹ quay đi, bỏ mặc đứa con khóc lóc cầu xin. Sau một đêm bị trói, Hoàng đau đớn sau một trận đòn, cổ họng khô khốc khi van xin chỉ còn nghe thấy tiếng rên thảm hại. Mẹ Hoàng ra khỏi nhà khi sáng sớm, bà đã lên cho mình một chiến thuật triệt để thứ khốn nạn này, có lẽ bà mất cả một đêm để nghĩ ra chúng. Nó là đứa con ngoan, nó luôn nghe lời bà, học trường Đại học mà bà yêu cầu hay cũng đồng ý theo chân bố. Nó luôn như thế và có trách nhiệm phải thế. Tại sao chứ? Sao bà lại để một thằng khốn nạn tên Tuấn nào làm hỏng đứa cháu đích tôn này được?. Phận làm mẹ không cho phép nó xảy ra quá muộn. Thầm cảm ơn trời đã cho mình tình cờ mà phát hiện được nỗi ô nhục này, bà nghiến răng ken két khi ngồi trong xe. Chiếc ôtô chở bà lăn bánh trên đường.


Thuê một nhóm đầu gấu, gần hai tiếng sau. Bà đã có mặt ở trước cổng công ti chỗ Tuấn làm, nhờ bảo vệ lên gọi Tuấn. Khi thấy Tuấn đi ra khỏi cổng trong khuôn mặt sợ hãi, một cú tát khởi đầu của bà vào mặt Tuấn khiến cậu chết lặng. Tiếp theo là hàng chục chục cái tát, cái đánh mà bọn đầu gấu bà mang theo lẫn tiếng chửi rủa của bà. Tai tuấncũng nhoà đi, tê tái khắp người và không còn đau nữa. Chỉ một đau khổ trong Tuấn bỗng biến thành nỗi nhục nhã, mọi ngưòi xung quanh xúm lại chỉ trỏ. Một vài người trong công ti ra can ngăn và tiếng chửi cũng không ngừng.


- "Thằng khốn, thằng biến thái. Sao mày không chết một mình đi! mày chết đi, đồ khốn!"


Tuấn đã biết điều này với cậu xảy ra với cậu, kể từ khi mẹ Hoàng nhìn thấy cậu cùng Hoàng trên đường. Xe bà lao ngay đến trước mặt và quát to với Hoàng một tiếng, " Về nhà!". Nhưng hôm nay nó thảm hại và nhục nhã quá, Tuấn như nhoà đi ngay trong chính những gì đáp trả từ bà. Giưòng như người phụ nữ ấy còn rất tỉnh táo khi chửi, bà không ngừng chửi cậu nhưng cũng chả động gì đến con trai bà. Mục đích của bà là chỉ muốn thiên hạ biết Tuấn là đồ khốn, như để bảo tồn thanh danh cho mình. Trận đánh kéo dài mười lăm phút thì mẹ Hoàng ra hiệu ngừng, bà rủ trong ví ra một vài tờ tiền đáp xuống Tuấn đang quằn quại trên nền đất rồi bỏ đi, buông một từ "Biến thái" cuối cùng.


Sau trận đấy vẫn chưa đủ, ngay chiều hôm đó, bà một mình đến nhà Tuấn làm ầm ĩ lên. Bà bảo với bố mẹ Tuấn rằng Tuấn là thằng Bê-đê đã làm hỏng con bà. Sau một trận chửi cay đắng, chả cần nghe bố mẹ Tuấn nói gì lại. Bà bỏ về luôn, miệng thở phào sau một cuộc "triệt cỏ tận gốc".


- " Có lẽ nó không còn hại con mình nữa!"


- " Mình chỉ cần củng cố thằng Hoàng thôi!"


Người phụ nữ nhẩm thầm câu nói đó, thoáng thấy giấc mơ của mình. Bà thấy nhẹ hàng vô cùng.


Sau lần đấy Tuấn bị mất việc vì để náo loạn làm hỏng hình ảnh của công ti.


"Triệt cỏ tận gốc, rồi chữa bò nhà", mẹ Hoàng giơ cao khẩu hiệu đấy khi nói chuyện với cô em gái mình. Cô em gái bà vỗ tay tán thưởng, "Đúng là đừng có dây vào với con bà, đúng là chị trưởng trong nhà. Em phải học chị nhiều!". Tối hôm đó, một ông thầy cúng theo mẹ Hoàng vào nhà, Hoàng vẫn bị trói bủng beo và tím ngắt. Những câu niệm trú, tiếng múa, điệu trống vang dội cả ngôi nhà. khói hương nghi ngút sặc sụa. Hoàng cứ thế rên ư ử, đôi môi anh khô lại, mấp mé một từ.


- "xi...