The Soda Pop
Vẫn chưa chịu cưới

Vẫn chưa chịu cưới

Tác giả: Sưu Tầm

Vẫn chưa chịu cưới

Cha mẹ Hiển đưa mắt nhìn nhau, cùng thốt lên ba chữ: "Bệnh đường dưới".


***


Trích ngang lý lịch :


- Họ và tên : Lý Hiển


- Ngày tháng năm sinh : 12 -12 - 1962


- Từ nhỏ đến năm 1980 : Học sinh


- Năm 1980 : đi bộ đội, thực hiện nghĩa vụ quân sự ở chiến trường Campuchia.


-  Năm 1983 : xuất ngũ, sau đó công tác tại Công ty xuất nhập khẩu quế Trà Bồng.


- Năm 1990, Công ty xuất nhập khẩu quế Trà Bồng giải thể, đi làm ăn ở Thành phố Hồ Chí Minh.


- Năm 2002, về sống tại địa phương, hiện là cán bộ địa chính ở xã nhà.


Hiện tại sống độc thân, chưa vợ, không có người yêu. Sở thích đặc biệt : các trò chơi game trên mạng.


***


Chị dâu tôi là người có tính ưa than phiền. Trong quan hệ với nhà chồng, chị thân với vợ tôi nhất. Mỗi lần giỗ chạp tết nhất, anh chị em trong nhà mới có dịp sum họp, gặp lại vợ tôi, chị như gặp được người để trút bầu tâm sự. Hết than thở, kể lể chuyện chồng, chuyện con là chị quay sang kể chuyện anh Hiển, anh trai của chị.


Mà anh Hiển quả là người lập dị, gần năm mươi tuổi đầu rồi mà vẫn còn là trai tân. Ở vào cái thời đại này, một người có quyền thế, có tiền bạc trong tay mà không tận dụng cuộc sống hưởng lạc, lại cam chịu lối sống khổ hạnh, gần như là một điều hiếm có. Mỗi khi chị kể đến chuyện anh Hiển, tôi lắng tai nghe, sau đó tổng hợp lại, cố phác hoạ trong tâm trí mình chân dung của con người không bình thường này.


Vẫn chưa chịu cưới


Hiển sinh ra trong một gia đình đông anh chị em nhưng chỉ có mình Hiển là con trai. Cũng lạ là người trong dòng họ Hiển, khi sinh con, bề con gái có thể nhiều nhưng bề con trai thường chỉ có một, trải qua mấy đời đều đã như thế. Từ nhỏ, Hiển được cả nhà cưng như trứng mỏng, được coi là thằng cu giống. Năm 18 tuổi, Hiển nhận được giấy báo khám sức khoẻ để thực hiện nghĩa vụ quân sự.


Lúc ấy, chiến trường miền Tây Nam đang hồi khốc liệt, người đi nhiều, kẻ về ít. Cha mẹ Hiển lo sốt vó, giải pháp duy nhất của ông bà là lo cưới vợ gấp cho Hiển để kiếm người nối dõi. Mười tám tuổi đầu nhưng Hiển còn ngây thơ, non nớt lắm, nói đến chuyện lấy vợ là nhất quyết cự tuyệt, sợ ra đường chúng bạn biết được rồi chê cười. Vả lại, Hiển rất muốn thực hiện nghĩa vụ quân sự, hình ảnh anh bộ đội oai hùng luôn luôn là thần tượng của lớp trẻ lứa tuổi Hiển thời bấy giờ, thân làm trai là phải thoả chí tang bồng, tung hê hồ thỉ bốn phương trời. Lúc lên đường, Hiển khắc cốt ghi tâm câu nói của thầy Hiệu trưởng trường cấp ba khi tiễn quân: "Môi trường bộ đội là trường Đại học thứ hai đào luyện con người tốt nhất".


Ba tháng quân trường huấn luyện gian nan cùng với ba năm chiến trường ác liệt đã biến đổi cậu bé Hiển khờ khạo ngày nào thành một chàng trai cương nghị, dũng mãnh. Vừa mới chân ướt chân ráo xuất ngũ về nhà, cha mẹ Hiển đã đề cập đến chuyện mai mối hỏi vợ cho anh. Hiển chối phắt. Anh hẹn khi nào có công ăn việc làm ổn định mới tính đến chuyện lấy vợ. Cha mẹ nghe anh nói có lý nên cũng xuôi theo.


***


Sau vài tháng đi tìm việc, Hiển được Công ty xuất nhập khẩu quế Trà Bồng ưu tiên nhận vào công tác. Đây là một trong những chỗ làm béo bở nhất trong tỉnh thời bấy giờ, công việc nhàn hạ mà trong túi lúc nào cũng rủng rỉnh tiền bạc. Có thể nói thời gian công tác tại Công ty quế là thời vàng son nhất trong cuộc đời Hiển. Tuổi trẻ năng động, lý lịch tốt, được cấp trên luôn ưu ái...đường tiến thân của Hiển sau này khó có thể lường trước được.


Hiển thuộc diện đẹp trai, dáng người cao ráo, là hoàng tử trong mơ khiến bao trái tim cô gái ở phố núi phải thổn thức. Thấy con mình có được chỗ làm tốt, cha mẹ Hiển rất mừng, lại biết con mình được nhiều cô gái để ý tới, cha mẹ Hiển chắc mẩm rằng rồi sắp có cháu nội để bế đến nơi.


Nhưng mãi rồi không thấy Hiển đưa cô gái nào về nhà trình diện, lại không thấy Hiển cặp kè với cô gái nào, cha mẹ Hiển đâm lo. Ông bà họp gia đình lại, gây áp lực với Hiển: "Con à, cha mẹ nói với con điều này không biết bao nhiêu lần rồi, cha mẹ càng ngày càng có tuổi, trông cho con yên bề gia thất, có cháu để cha mẹ bế bồng, cha mẹ lỡ có nhắm mắt xuôi tay, cũng an lòng. Vả lại, nhà ta chỉ có mình con là con trai, sông có khúc người có lúc, con bây giờ đang là lúc cực thịnh của đời mình, cưới vợ lúc này là phải lẽ phải thời nhất. Đừng làm cho cha mẹ lo buồn nữa đi con".


Cũng như mọi lần trước, lần này Hiển cũng thoái thác: "Cưới ngay, cưới ngay, chả là con chưa tìm được người hợp với mình đấy thôi. Sớm muộn gì rồi ông bà cũng có cháu để ẵm thôi".


Cha mẹ Hiển quay sang đám con gái, bảo: "Lo vợ cho anh trai tụi mày, không phải chỉ là trách nhiệm của hai ông bà già này mà còn là nghĩa vụ của bọn bây. Bắt đầu từ hôm nay, chủ nhật nào thằng Hiển cũng phải về nhà, chủ nhật nào, mấy đứa con gái cũng phải dẫn đám bạn gái của tụi bây giới thiệu cho thằng Hiển, đứa nào làm mai giỏi, trong nhà này có đồ vật nào ưng ý, tao thưởng cho".


Vẫn chưa chịu cưới


Hiển có đến những năm cô em gái, cô nào cũng tỏ ra mình vâng lời cha mẹ và thương anh trai, sốt sắng tâng bốc anh trai mình lên đến tận trời với mấy đứa bạn thân. Cô nào nghe xong cũng nằng nặc đòi được đưa về giới thiệu với Hiển.


Việc làm quen rồi đi đến tình yêu của Hiển với mấy cô bạn gái của em mình thật dễ dàng. Nhưng việc yêu đương của Hiển đối với mấy cô gái như để là yêu chơi chứ chưa bao giờ nghe Hiển nghiêm túc nói đến chuyện tiến tới hôn nhân.


Hiển thay người tình như thay áo, cô nào mau thì dăm ba tháng, còn lại thì nửa năm, một năm. Có một cô giằng giai được tới hai năm rồi cũng phải rút lui. Với từng cô thì Hiển đều đưa ra những lý do rất chính đáng để chia tay. Cô Mai thì hôi nách, cô Hồng thì hôi miệng, cô Lan thì bị bệnh phong ngứa, cô Cúc không biết nấu ăn....


Nhân vô thập toàn, biết đến bao giờ Hiển mới chọn được người ưng ý đây. Cha mẹ và các em gái của Hiển đành chỉ biết lắc đầu chào thua. Còn các cô gái trước khi rút lui đều đến gặp các em gái của Hiển tố khổ: " Ông anh mày thật lãng xẹt. Tao vì tin vào cái miệng của mày mới chuốc luỵ vào thân. Đã là bạn bè thì phải thành thực với nhau chứ". Các cô em gái của Hiển đã chợn việc làm mai cho ông anh của mình.


***


Không rõ vì lý do gì mà Trung Quốc đột ngột ngưng thu mua quế được sản xuất tại Việt Nam. Từ một mặt hàng quý hiếm đắt như vàng bỗng dưng biến thành củi mục, Công ty xuất nhập khẩu quế Trà Bồng phải tuyên bố phá sản rồi giải thể, toàn bộ nhân viên của công ty đều được cho nghỉ. Hiển xách gói về nhà nằm chờ việc. Thời buổi mỗi ngày mỗi đổi khác, cơ hội tìm việc làm của anh không còn dễ dàng như ngày trước nữa.


Nằm nhà được hai năm, đang chán ngán thì một hôm có đứa bạn tới rủ Hiển vào Thành phố Hồ Chí Minh lập nghiệp. Hiển nghĩ đây cũng là phương cách khả dĩ nhất mà anh có thể bon chen với đời để kiếm sống nên xin phép cha mẹ cho đi làm ăn. Thấy con bấy lâu nay u uất, tù túng, cha mẹ Hiển đang rầu lòng thúi ruột, nay nghe con hăng hái bàn đến chuyện làm ăn, cha mẹ Hiển hởi lòng hởi dạ. Vả lại, Sài Gòn đang là miền đất hứa, bao kẻ ở quê đi vào đó đều ăn nên làm ra. Còn có một điều mà cha mẹ Hiển ngấm ngầm hy vọng, biết đâu vào đấy lạ đất lạ người, Hiển đổi tính đổi nết, chịu lấy vợ. Thế là Hiển đi vào Nam làm ăn.


Vài ba năm đầu, mỗi khi Tết đến, Hiển còn về thăm quê một lần, những năm sau, Hiển tuyệt tích giang hồ luôn, hoạ hoằn lắm mới có dăm ba dòng chữ gửi về hỏi thăm sức khoẻ cha mẹ. Mẹ Hiển gần đây lại phát sinh bệnh tim, đau yếu luôn, cha Hiển tuổi đã cao, sức khoẻ ngày càng suy yếu, mấy đứa con gái đều lấy chồng xa, thỉnh thoảng mới ghé về thăm nhà. Nhà cửa có người mà sao vắng tanh vắng ngắt, khung cảnh buồn thiu. Đến nay, Hiển đã vào Sài Gòn được mười năm rồi.


Vẫn chưa chịu cưới


 


Vài năm trước, cha Hiển có vào tìm đến thăm con một lần. Lúc ấy, Hiển khoe với ông rằng anh đang ăn nên làm ra, hứa với ông rằng tích góp chút vốn nữa rồi mới cưới vợ. Ông tin tưởng ở con mình. Nhưng càng tin tưởng, ông càng thất vọng. Ông đi Sài Gòn lần này là thể theo nguyện vọng của vợ mà cũng là của ông, khuyên con về quê sinh sống.


Lần theo địa chỉ Hiển ghi trong thư, ông tìm đến nơi con ở. Cũng vẫn là căn phòng ở mướn, rộng chừng hai mươi mét vuông. Ông đến đúng lúc Hiển đi làm chưa về. Trong nhà, ngoài chiếc ti vi Viettronic cũ kỹ, đồ đạc trong nhà không có gì đáng giá. Trên giường, chăn màn, quần áo vất lung tung. Dưới đất ngổn ngang chai lọ, chén bát. Nhìn cảnh ấy, ông thêm chán nản, càng thêm động lực bắt Hiển về.


Đợi đến tối, ông mới gặp được Hiển đi làm về. Nhìn thấy ông, Hiển có vẻ thẹn thùng, lúi húi dọn dẹp đồ đạc trong phòng. Xong xuôi, Hiển mới chạy ra quán ăn mua hai hộp cơm đem về cho hai cha con cùng ăn. Tối đến, hai người mới ngồi tâm sự cùng nhau, ông hỏi đến công chuyện làm ăn của Hiển. Hiển ngượng ngùng có ý giấu giếm không nói, sau đànrh phải thú thực.


Lúc đầu vào làm ăn có khấm khá, sau đó đổ bể, giờ đang tìm phương kế gây dựng lại. Hiện tại, Hiển là công nhân của một xưởng may, lương tháng được triệu rưỡi, trừ đi mọi chi phí sinh hoạt, mỗi tháng chỉ còn dư lại chút đỉnh.


Nghe xong chuyện của Hiển, cha Hiển mới kể cho Hiển nghe chuyện nhà chuyện cửa, chuyện quê hương. "Quê hương mình giờ đã đổi khác lắm con à.