Snack's 1967
Đối Tâm

Đối Tâm

Tác giả: Sưu Tầm

Đối Tâm

...............


"Từ nay con không đủ khả năng để chu cấp tiền cho Minh ăn học nữa, ba má tự lo cho nó, con phải vào Sài Gòn còn chưa biết cuộc sống ra sao, mong ba má đừng có buồn. " Chỉ vỏn vẹn vài câu trước khi rời quê để tiếp tục nơi đất khách quê người. Khi ra đi, cô không nghĩ cuộc đời lại thay đổi theo hướng tích cực như vậy. Khi quyết định đi cô đã khóc một ngày và ngồi ngoài nắng để trách ông trời sao lại chặn mất lối đi trước mắt của cô .Trước đó cô và chị họ xảy ra mâu thuẫn nên cô không về nhà chị họ ở nữa mà ở hẳn lại trường để làm việc. Chị họ biết cô chuẩn bị đi Sài Gòn nên đã gọi cô đi uống nước để trò chuyện :


- Em ở lại làm với chị, chỉ bé Ngân - con gái chị học . ( Đối Tâm rất thương con bé và ngược lại con bé cũng quý Đối Tâm nhất ), có cơ hội chị mở một lớp giữ trẻ gia đình cho em làm, đừng đi xa như vậy , em có biết gì ở đó đâu ?


Cô im lặng, chị tiếp :


- Ở lại với chị giúp chị đi chợ, nấu cơm, dù sao chị chỉ tin tưởng em chứ có nhiều người vào làm rồi cũng nhanh chóng ra đi, như em thấy đấy !


Cô im lặng hồi lâu, rốt cuộc cũng nghe giọng nói của cô


- Dạ, em cảm ơn chị suốt thời gian qua đã giúp em rất nhiều


Chị họ xen vào: - Có phải vì chuyện chị giận em lâu nay không? Chị với anh Bình - chồng chị vẫn thường xuyên cãi nhau rồi sau đó vẫn làm lành, có gì đâu mà em phải suy nghĩ. Bỏ hết đi, ở lại với chị, em đi bé Ngân sẽ nhớ em lắm!


- Dạ, em biết. Nhưng em đã quyết định đi rồi. Vì thế xin chị đừng khuyên em nữa. Em thật sự xin lỗi vì đã làm chị giận và em cảm ơn anh chị đã giúp em rất nhiều.


Cuộc nói chuyện diễn ra không có kết quả như chị họ mong đời. Tưởng đâu sau khoảng sáu tháng chị giận cô rồi giờ nói chuyện với cô, cô sẽ hồi tâm chuyển ý, nhưng cô vẫn quyết định ra đi.


Làm sao ai biết được cô đã tổn thương thế nào trong thời gian chị giận cô, chị không nói một câu nào, không thèm nhìn cô. Chẳng thà cô sai gì thì cứ nói sao phải dùng điều đó để làm cô tổn thương đến vậy. Sau này Đối Tâm mới nghe cô họ tức là mẹ chồng của chị đã nói: "Hôm chủ nhật vừa rồi sao con không ở nhà giúp con Viên nấu cơm, đi chợ, mà con đi đâu thế? Để nó đi công việc về gần đến trưa mà không có cơm cho thợ ăn, nó đã cằn nhằn rất nhiều với cô, với thằng Bình". Cô nói: "Vậy hả cô, bữa đó con đi về nhà con". Chuyện chỉ có vậy mà giận như thế ai chịu được. Người ta nói bạo lực gia đình không phải là đánh đập mà là sự im lặng, chị cô đã im lặng một cách đáng sợ. Bình thường khi cô và chị chưa cãi nhau, thỉnh thoảng cô thường mè nheo chị điều này điều nọ. Vì cô thương chị và cảm kích chị nhiều lắm nên mỗi cử chỉ trên nét mặt của chị dành cho cô không vui cũng khiến cô buồn và lo lắng. Cũng có thể vì chị giận lâu vậy nên cô tổn thương và tự ái, niềm kiêu hãnh của một đứa con gái đôi mươi không thể quay về nơi đã từng làm mình tổn thương nên cô quyết định ra đi là cần thiết cho lúc này. Cô tự hỏi:


- Tâm à, giờ đi Sài Gòn làm gì, ở đâu làm sao sống những ngày sau, phải làm sao đây, sao tương lai như mờ đi trước mắt ?


Cũng may khi ra đi cô có được một ít tiền để dành, vào Sài Gòn cô sống nhờ nhà bạn vài ngày ở Bình Dương. Sau đó em trai gọi cô đến sống cùng và hai chị em đi thuê nhà, là phòng trọ mà cô hiện giờ đang ở. Cuộc sống mưu sinh ở một nơi hoàn toàn xa lạ quả thật rất khó khăn. Cô đọc báo mua bán và tìm được việc làm bán thời gian, sau đó cô quyết định đi tìm trường để học tiếp tục chương trình dang dở. Cuối cùng cũng tìm ra trường thích hợp cho cô, ở cái tuổi hai mươi lăm thì ngôi trường này là lựa chọn duy nhất.Cô bắt đầu nhập học và đổi công việc làm để phù hợp với việc học vì với cô việc học là quan trọng nhất.


Hai chị em đều học và hai chị em đều đi dạy thêm. Số tiền dạy thêm ít ỏi, còm cõi chỉ đủ trả tiền nhà mỗi tháng. Hàng ngày ăn uống rất kham khổ, thiếu thốn, quần áo sờn cũ cũng đâu dám mua. Bà chủ nhà thường xuyên qua nhà nói to nói nhỏ:


- Bây giờ hai chị em bay sao ., chứ tao thấy hay là tụi bay trả nhà để tao cho người khác thuê. Tụi bay làm gì mà trễ tiền nhà cả nửa tháng không trả.


Lúc này Minh - em cô nói:


- Cô ơi, cô ráng con vài bữa nữa nhận lương con gửi cô, tại tháng này sao chị mẹ bé Hân vẫn chưa gửi tiền cho con ạ !


Cô chủ nhà nói :


- Tao , là tao thấy chị em mầy ăn ở hiền lành nên tao cho ở vậy chứ nãy giờ mà láo cá là hai chị em mầy dọn đi từ lâu rồi, biết chưa ?


Em cô tiếp:


- Dạ, dạ con biết rồi cô. Cô thông cảm cho chị em con, tại hai chị em phải đi học nữa nên mới có thiếu một chút. Cô vui vẻ nha cô !


Đó là điệp khúc được nhắc đi nhắc lại nhiều nhất trong quãng thời gian đầu cho tới khi thằng Minh ra trường đi làm. Quãng thời gian đó với cô là địa ngục trần gian. Phải mà, muốn nếm trái ngọt phải trải qua cay đắng, đau thương. Không biết có bao nhiêu người thống khổ với nỗi khổ của cô khi phải dắt bộ gần tám cây số trong khi trời mưa tầm tã, chẳng thấy ai hỏi " chị ơi có cần tôi giúp gì không? " Cô tự hỏi, liệu Sài Gòn này người ta có còn mở rộng lòng từ bi bát ái để giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn ? Giá như giờ này có ai đó đẩy xe giúp cô thì cô sẽ cảm kích đến rơi nước mắt.


Chuyện đôi lúc không có hai ngàn là chuyện bình thường, ngày trước vé xe buýt ba ngàn mà cô cũng không có để trả xe buýt, cô đành đi bộ từ chỗ dạy về nhà. Những điều đó chỉ là nỗi khổ nhỏ của những người tha hương cầu thực thôi, còn ti tỉ chuyện trớ trêu khác mà mấy ai hiểu thấu. Kêu trời trời không thấu, kêu đất, đất không nghe .


Rồi em cô cũng ra trường đi làm, cuộc sống của hai chị em được cải thiện. Thằng Minh đi làm lương tầm năm triệu không nhiều nhưng đủ chi tiêu và trả dần tiền vay sinh viên khi nó còn đi học. Còn Đối Tâm, công việc cô cũng được tăng lương nên cảnh dắt bộ vì hết xăng, xẹp lốp xe không còn nữa. Em cô ra trường hai năm và đổi việc tại một công ty nước ngoài, đây là thời gian thằng Minh gửi tiền về quê cho ba má. Còn cô cũng tốt nghiệp lớp mười hai với tấm bằng khá.Cô cũng thi đại học nhưng trượt và cô học trung cấp chuyên nghiệp tai một trường uy tín. Những năm đi học, cô quen được rất nhiều người nhưng chỉ là những mối quan hệ chị em đơn giản, cười, nói khi gặp nhau không thân thiết lắm. Trải qua nhiều sóng gió cuộc đời, cô giờ đây đã chai sạn hơn trước.Nhìn người còn phải xét đoán, cẩn thận. Cô ít nói, ít cười bề ngoài có vẻ lạnh lùng nhưng khi chơi thân mới biết cô là một người nhiệt tình, trung thành với bạn bè. Nói đến bạn bè cô mới thấy bẽ bàng cho tình bạn hơn bảy năm của mình. Lúc ở nhà cô cũng có ba đứa bạn thân hai gái một trai , có hai đứa vào Bình Dương lập nghiệp, công việc ổn định có của ăn của để . Từ khi cuộc sống cô xuống dốc tụi nó cũng biến mất xác chẳng thấy ai hỏi han quan tâm gì. Dù cuộc sống khó khăn nhưng đến sinh nhật mỗi đứa cô đều tặng quà, không lớn thì nhỏ nhỏ cho vui, cho nhớ ngày. Nhưng nhiều năm nay cô không biết đến món quà sinh nhật dù chỉ là câu chúc. Bạn bè là để khi hoạn nạn có nhau chứ đâu chỉ để giúp thêm nụ cười vui thôi. Đúng là hoạn nạn mới thấy được tình bạn không ra gì. Và cô cũng thấy mình quá nghèo nên trốn luôn cho đỡ chua xót.


Giờ đây ngoài ba mươi, cô vẫn không yêu ai, vẫn một mình. Khi còn ở quê cô có thích một anh lớn hơn cô một tuổi và hai người đã thích nhau rất nhiều. Khoảnh khắc đó với cô đẹp đẽ đến nhường nào, cho tới giờ cô vẫn không sao quên được cảm giác đó. Hai mươi ba tuổi cô đón nhận nụ hôn đầu đời với trái tim rung động sắp rớt ra ngoài, một vài lần nắm tay, ôm nhau nhưng ấm áp , hạnh phúc. Ba tháng sau anh bỏ cô không lý do sau đó cô đau khổ rất nhiều, vì cô đã thích anh nhiều lắm, vậy mà !


Đã bao nhiêu năm rồi, không phải vì còn thích anh mà cô không yêu ai, mà vì trái tim cô không rung động. Cô cứ sống như vậy. Đôi lúc gia đình cô nhắc khéo, rồi em cô nói " chị lấy chồng đi cho em lấy vợ".Cô nói :" Ừ, để mai" để mai của cô là không có ngày, tháng, năm cụ thể. Rồi thằng Minh cũng lấy vợ, một cô gái gần nhà ở quê. Gia đình tuy không giàu nhưng nề nếp, hiền lành, chất phát. Con bé nhỏ hơn thằng Minh năm tuổi.


Cô ra trường hơn một năm mà vẫn chưa đi làm đúng ngành mình học. Mà giờ được mấy ai làm đúng ngành mình học đâu ? Cô vẫn đi dạy, đi làm thêm gì đó nếu cô thích. Cô là mẫu người không phải sống chết vì đồng tiền nên cô vẫn đang chờ một công việc đúng như cô nói " sống chết cùng nghề". Dạo gần đây cô phát hiện ra mình có nhiều năng khiếu nghệ thuật. Cô có thể vẽ chân dung của một người giống đế chín mươi lăm phần trăm, có thể đan khăn len rất đẹp, nấu ăn rất cừ ( điều này tất cả ai ăn món ăn cô nấu đều khen ngon). Những năng khiếu này có vẻ dành cho những cô gái dịu dàng, nhưng cô là một cô gái mạnh mẽ, cứng rắn, kiên định vì vậy mà mới có thể đi đến hôm nay. Cô có ba ước mơ lớn mà cô đang ấp ủ trong lòng và đang lên kế hoạch cho nó. Cô quan niệm, nếu điều ước mà nói ra nó sẽ không linh nghiệm nữa. Vì thế mà chỉ mình cô biết mà thôi. Cô là một người tin vào thế giới tâm linh, thỉnh thoảng cô vẫn đi chùa để lòng được bình an, thanh thản. Ngày trước cuộc sống khó khăn đôi lúc tưởng như chỉ chết đi cho rồi thì cô lại tìm đến chùa để nghe kinh, thuyết pháp. Đi lâu thành thói quen nhưng tần suất ít hơn vì cô bận đi làm. Những người quen nhận xét Đối Tâm có một bản lĩnh của một gã đàn ông mà ít ai có được.