80s toys - Atari. I still have
Hoa bên kia đồi

Hoa bên kia đồi

Tác giả: Sưu Tầm

Hoa bên kia đồi

Bàn thờ nhà chị đầy hoa trắng, trắng toát cả một đời chị!


***


- Gôn ơi...! Tuyết ơi...!


Tiếng gọi con của bà mẹ đơn thân ở bãi đất trống phía bên kia đồi cát hoang mỗi chiều cất lên thống thiết. Chị tên Lài, tên của một loài hoa trắng, ngát hương. Chị có hai con. Những đứa con không có cha và mang họ mẹ. Mỗi lần gặp mẹ con chị ở đường, người dân lại chào họ bằng những câu đầy mai mỉa như: Ba mẹ con nhà hoa đi đâu đó? Hay "Hoa đến kì nở chưa?"... Nhưng rồi những lời ấy không còn được nghe nữa khi gia đình chị chỉ còn lại mỗi mình chị.


Hoa bên kia đồi


Nhà tôi nằm đối diện nhà chị qua một con đường chừng chục mét. Chị là giáo viên dạy văn từ thành phố chuyển về. Chị mới 25 tuổi. Chị xuất thân từ trại mồ côi. Ngày chị về quê, ai cũng đều khen chị xinh đẹp giỏi giang, làn da của chị khiến khối cô gái làng chài ao ước. Chị mua được miếng đất, cất một căn nhà nhỏ, phía sau nhà là đồi cát trắng. Chị cũng là một nhà thơ không chuyên. Tôi đã từng được đọc thơ của chị viết. Mỗi câu mỗi chữ trong thơ chị đầy thống thiết, bi ai, đau khổ đến cùng cực. Chị sinh được hai đứa con. Từ ngày sinh đứa đầu tiên, người ta đã gọi chị là "gái hư" và mập mờ, đoán già đoán non về cha của những đứa bé, này là con ông X, con thằng T... Có lần tôi cũng nghe không ít lời xì xào về tôi. Họ gọi tôi là "ông bố trẻ" bởi sự thân mật của tôi với mấy đứa trẻ. Đứa nhỏ 4 tuổi tên Ti Gôn. Thằng bé kháu khỉnh, hồng hào và cực thông minh. Cứ mỗi chiều đi học về nó lại cất tiếng gọi tôi: "Chú Quy ơi, làm ngựa chở con đi chơi", hay "Chú Quy ơi con đếm được từ 1 đến 100 rồi nè"... Ngày nó mất, khuôn mặt nó tươi lắm, hệt như những nhánh hoa vừa hái trên cành. Ai ngờ đâu, mới có tí tuổi đầu nó đã vĩnh viễn rời xa tất cả. Cả chị gái của nó- Tuyết Nhung, cô bé thánh thiện, dễ thương cũng theo em trai nó, vùi tất cả đời mình vào đám cát lún ở phía xa sau ngọn đồi.


Tôi với chị Lài thân thiết lắm. Chị tâm sự rất nhiều chuyện, về những tháng ngày chị sống trong trại trẻ mồ côi cho đến khi chị học đại học. Những cái chạm tay, sờ soạng của gã bảo vệ dâm loàn hay chuyện của những đứa trẻ bị xa lánh đến tự kỉ,... chị đều kể cho tôi nghe. Nhưng có một chuyện sau này tôi mới dám hỏi- chuyện về cha của hai đứa bé. Chị chỉ cười chua chát trả lời tôi: "Sau những ái ân, những môi hôn mặn nồng chỉ còn lại là sự thờ ơ. Chị là gì của người ta chứ. Hóa cũng chỉ là một hạt cát trong vô vàn cát". Chị nói như vậy rồi hướng mắt ra bãi cát sau nhà mơ mộng mặc cho tôi ngẫn người bởi những lời khó hiểu. Những đứa trẻ chạy đùa quanh nhà cười cười nói nói. Chẳng bao giờ chúng hỏi mẹ chuyện mình không có cha. Chúng sợ mẹ chúng buồn. Vì mỗi lần chúng hỏi, vẫn là một câu trả lời: chị khóc.


Lần này tôi không dám hỏi chị nữa, tôi sợ chị lại khóc. Hai chiếc di ảnh, hai khuôn mặt thiên thần đang nằm trên chiếc bàn thờ nhỏ đang nhìn chị mỉm cười. Tôi thấy chị ngồi trước bàn thờ khá lâu. Những hạt cát khô theo gió bay lập phập trên mái tôn nhà chị dần dày lên những lớp. Tôi leo lên mái nhà, giúp chị gạt đi những lớp cát khi ánh chiều buông.


***


Đồi cát trắng mơn mởn, trải dài dăm cây số. Cứ độ chiều về gió thổi bay những lớp cát khô trên mặt, úp trắng cả khoảng sân của những căn nhà nhỏ phía dưới chân đồi. Hôm ấy là một chiều đầu thu, chị Lài lên trường họp để chuẩn bị kế hoạch cho năm học mới. -Tuyết. Con nhớ chăm em cẩn thận nhé. Mẹ đi tí rồi về. Chị vừa đi vừa nói với lại: Đừng chạy ra phía sau đồi cát nhé mấy đứa!


Hai đứa trẻ dạ dạ vâng vâng. Chúng rủ nhau chơi thả diều. Dây diều đứt, Ti Gôn đuổi theo chiếc diều đang rơi, cô bé Nhung Tuyết cũng chạy theo em tìm diều. Chiếc diều lăn lóc trên những đụn cát, chúng đuổi theo với những tiếng cười giòn tan. Nhưng rồi chỉ còn nghe tiếng gió và tiếng của những hạt cạt bay khô khốc.


Những đứa trẻ ngây thơ của chị đã vùi đời mình vào đồi cát lún. 


- Gôn ơi, Tuyết ơi!


Chị Lài thiếp đi trong tiếng gọi tìm con. Có người bảo chúng đã bị cát vùi. Chị không tin. Chị cho rằng đó là điều vớ vẫn. Chị khóc, chị đợi. Một ngày, hai ngày rồi ba ngày không thấy con mình về nữa chị phải chấp nhận sự thật là con mình đã chết. Đám tang của con chị không có xác, tiếng khóc của chị đầy ai oán. Có ai trong đám trai làng đang đứng trước kia là cha của những đứa bé. Hãy dũng cảm để đứng lên gánh chút trách nhiệm của đời mình. Tôi thầm nghĩ, nhưng rồi vô vọng. Những chiếc đầu cúi tỏ vẻ tiếc thương, một gã trai quay lưng đi đánh rơi những giọt nước mắt chát chua trong chiều vàng vọc.


Hoa bên kia đồi


***


Nắng làm những lớp cát mỏng óng ánh trên mái nhà chị. Vậy là sắp đến tết. Tôi thấy chị lầm lủi trong nhà, bên chiếc bàn thờ với hai di ảnh, chị lại khóc. Chị thu mình bên một góc phòng nhỏ, chị uống cạn những cốc bia. Chị khóc. Chị khóc đến lạc giọng. Tôi đến cạnh chị, chị ôm cứng tôi tiếp tục nói những lời khó hiểu: - Đừng bỏ rơi thằng bé, nó lạnh và cô đơn lắm. Quy! Quy! Sắp đến tết rồi. Đã là cái tết thứ 4 rồi phải không Quy! Sau ái ân mặn nồng là sự thờ ơ sao Quy! Tôi dìu chị lên giường rồi trở về nhà chuẩn bị đồ cúng tết với những mớ bòng bong trong lòng.


Câu chuyện của bốn năm về trước vẫn là một dấu chấm hỏi lớn trong lòng tôi. Đó chính là cái đêm chị cùng bạn bè chị tổ chức tiệc tất niên. Tôi cũng góp mặt. Lúc đó tôi tròn 18 và cũng vừa từ thành phố trở về sau học kỳ đầu tiên của lớp Đại học. Đêm đó là đêm của những men say. Đêm của những tiếng cười. Tôi thấy chị vui lắm. Chị cười cười nói nói luyên thuyên. Chị mang cô bé Nhung Tuyết còn bồng trên tay sang nhà tôi gửi.