pacman, rainbows, and roller s
Dòng sông quê hương

Dòng sông quê hương

Tác giả: Sưu Tầm

Dòng sông quê hương

..


Tôi đã không thành nhà điêu khắc mà trở thành một kỹ sư nông lâm, như mong ước của mẹ tôi. Mẹ chỉ muốn tôi sống một đời yên bình, không phải bước lên con đường nghệ thuật đầy sóng gió và bất trắc.


Tôi cũng thích nghề của tôi vì tôi yêu cỏ cây, yêu cái mầu xanh thẳm sâu từ đất hiện ra rồi vươn cao theo mưa nắng. Thuở đầu đời tôi cũng muốn đi thật xa, nhưng mẹ tôi rơm rớm nước mắt, thế là tôi ở lại... Mẹ ước ao sau này các con tôi lớn lên bên cạnh người, như cành lá từ cội mọc ra rồi lại rụng về cội, ấm cúng thân thương. Mẹ sợ tôi phải sống như ba tôi, người ở đây mà hồn bay xa đến tận nơi nào.


Dòng sông quê hương


Khi ba tôi mất rồi, tôi mới đặt chân vào phòng vẽ. Những bức tranh người để lại đan kín trên các bức vách rộng, lộng lẫy và hoành tráng, đấy là cả một gia sản mà người để lại cho tôi. Mỗi bức tranh như một ẩn ngữ mà tôi, kẻ kế thừa, chưa có chiếc chìa khóa mật mã trong tay để giải thích. Nhưng cần gì, chẳng phải ngày xưa cha tôi thường bảo: "Cuộc đời là để sống chứ không phải để giải thích" hay sao?


Trong những bức tranh này có rất nhiều bức vẽ hình người đàn bà với da thịt lộng lẫy. Từ những mảng mầu trên ngực, trên môi, trên đôi tay mọc lên cây lá và cỏ hoa đầy sức sống: cái vẻ rực rỡ của mầu xanh cây cỏ, của mầu hồng da thịt này, tôi biết cội nguồn của nó. Hào quang lấp lánh ấy tôi đã thấy một lần nơi gương mặt người đàn bà đã trao em Dung cho tôi.


Có phải người đàn bà ấy đã đem đến cho cha tôi cái gia sản của sắc mầu và ngôn ngữ này? Có thể nói thế hay không, tôi cũng không biết nữa... Đôi khi tôi hoang mang tự nhủ: Lẽ nào tôi đang mắc nợ bà ấy sao, hay là bà ấy nợ tôi?Trời ngớt mưa, tôi vội vã từ những cánh đồng Hương Thủy về thăm mẹ. Sân nhà sũng nước, mái hiên ngói cổ nhỏ từng giọt, từng giọt vẽ ra một hàng lỗ chỗ trũng xuống trên mặt đất.


Em Dung chạy ra đón tôi, hai cánh tay gầy như hai cái que ôm lấy cổ tôi, nhảy thót lên hông tôi cứ như thể em còn nhỏ lắm. Tôi bẹo má em:


- Lên mười rồi nghe, còn làm ra vẻ nhỏ em quá há.


Em cười, cầm tay tôi kéo vào phòng em, chỉ cho tôi những bức tranh mầu nước nguệch ngoạc. Em khoe: "Anh Hai ơi, em đi thi vẽ ở nhà Thiếu nhi, được giải nhất".


- Đâu nào, đưa anh coi, tranh mèo cào của Dung sao hên thế.


Em đưa cho tôi xem bức tranh em vẽ dòng sông đang chảy tràn qua con đập, với những con cá đang tung mình nhảy qua theo dòng nước. Những con cá có đôi *** rất nảy nở, như đang căng đầy sữa.


Dòng sông quê hương


Tôi cười. Em bảo tôi: "Để cho cá con bú thật nhiều, cho nó mau lớn". Tôi nhìn một lát, gật đầu rồi cất bức tranh vào hộc bàn. "Xem chừng mẹ thấy thì chết". Em Dung nhìn tôi: "Sao thế, khi nhỏ em không bú mẹ sao?".


Tôi không trả lời, chỉ nhìn vào mắt em. Mắt em tôi có hàng mi dài và cong đen mướt như mắt di-gan. Tôi biết, mẹ tôi đã phí bao nhiêu công phu để dập tắt cái căn cơ hoang dã trong đôi mắt này. Nhưng vô ích. Tôi biết, rồi một ngày em sẽ ra đi...


Từ lúc yêu cây cỏ và đất đai, tôi cũng đã hiểu dòng sông và con đập. Tôi biết nếu không có con đập thì mỗi mùa mưa cả vùng đồng bằng phía nam sẽ trở thành vực xoáy tàn khốc, nhưng nếu con nước không tràn qua thì hoặc là vùng đất ấy sẽ khô thành hoang mạc, hoặc là con đập sẽ vỡ tan tành trong cuồng nộ của dòng sông mùa lũ.


Vì thế mà hằng năm con đập vẫn chịu đựng vết đau sạt lở. Nó chịu đau để được cùng tồn tại với sông...