Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Đời cười

Đời cười

Tác giả: Sưu Tầm

Đời cười

. chả để ý...


Rồi ông lịch kịch đóng cửa, leo lên xe tôi. Chúng tôi đi một quãng đường dài.


Đường cao tốc, vắng tanh, tôi đi chậm rì. Ông ngoái lên bảo:


-      Thôi mày xuống tao đèo.


-      Khỏi, bố cứ ngồi yên đấy, cẩn thận chứ...


-      Sao mày dát thế con trai? Cứ thế thì chó nó thèm à?


Tôi cáu:


-      Bố để yên cho con đi.


Bố tôi trả lời tỉnh bơ:


-      Thì có ai nói gì đâu.


Hai bố con tôi đèo nhau rẽ vào trong con đường đất nhỏ, hai bên đường rặt những tán cây cùng cỏ dại. Dừng chân trước xưởng gỗ, ông bước xuống, quẹo chân chữ bát mà đi vào. Tôi lúi húi theo sau. Gã thợ mộc trạc ba mươi đang đốc thúc chỉ trỏ đám nhân công, thấy bố tôi, vội quay ra:


-      Bác ạ! Bác vào thử.


-      Ờ.


Rồi ông đi theo gã thợ mộc vào nhà, tôi cúi mặt đi theo. Gã chỉ chiếc quan tài nằm dưới nền đất. Ông nhón người bước lên, rồi nằm lọt thỏm xuống.


-      Mát quá...


Gã thợ mộc cười:


-      Thì con chọn đúng loại, gỗ nghiến theo yêu cầu của bác mà lại...


Rồi ông khoát tay gọi với ra:


-      Anh... vào thử?


Tôi cười như mếu, rồi bỏ ra ngoài hút thuốc, thờ ơ nhìn đám thợ đang đục đẽo những phượng, rồng...


Tưởng chừng như mọi thứ đã chuẩn bị xong xuôi rồi. Đám ma của ông sẽ diễn ra chu toàn và cái dòng chữ "trong lúc tang gia bối rối" dùng trong trường hợp đám ma của ông có lẽ hơi thừa...


***


Trong lúc tôi đang nằm ngả lưng trên ghế tựa nhìn sóng biển vỗ dập dìu, quay sang nhìn người tôi yêu, mặc bộ bikini trắng, loại không có quai đeo, đang thiếp đi... nhìn yêu không chịu được! Thì tiếng chuông điện thoại: Những hẹn thề từ nay khép lại... Lại vang lên.


-      Mày ở đâu, về ngay, quên cái vụ nhạc nhẽo đấy... Không có kèn sáo nhị gì! Nhé! Nghe mà não...


-      Rồi... rồi...- Tôi lúng túng quay sang nhìn người tôi yêu, rồi trả lời ráo hoảng- Thì bố cứ thấy cái nào hay, thì bố cho vào.


-      Thì tao mới hỏi ý kiến mày! Chứ mày lại bảo tao độc đoán!


-      Con đang đi công tác, sao mà về ngay được?


-      Thì mai?


-      Mai cũng không được!


-      Ngày kia?


-      Hết tuần!


Tôi trả lời cụt lủn. Rồi quay sang nhìn em, mặt tôi xịu đi.


-      Mày cứ bốc phét!


Tôi bực mình:


-      Sao bố không để cho con yên? Bao nhiêu lần bố cho con lăn lên lộn xuống vì đủ thứ trò của bố? Cho con xin một tuần yên ổn!


Đầu dây bên kia không có tiếng trả lời, rồi chỉ còn lại những tiếng tút dài.


Đêm hôm ấy, tôi vùng tỉnh giấc, em vẫn yên giấc cạnh tôi, linh tính báo cho tôi điều chẳng lành. Rồi trở ra ban công hút thuốc. Tôi thở dài rồi sốt ruột vào lấy máy của em, quay số gọi cho bố.


Ông nhấc máy.


-      Đứa nào đấy?


Tôi không đáp, đặt máy xuống bên cạnh, thở phào nhẹ nhõm.


***


Đời cười


Chiều hôm sau, bố tôi vĩnh viễn đi về cõi vĩnh hằng. Một thằng bỏ mẹ nào đó rồ ga đâm phải ông, khi ông đang trên đường đi bộ từ nhà tang lễ trở về.


Đám tang của bố tôi diễn ra trong tiếng nhạc cổ điện không lời réo rắt, buồn não nề khiến một thằng thất tình phải đập đầu xuống sàn mà tự vẫn do ông soạn ra.


Trong những bước chân và trong tiếng sụt sùi của những vị khách bước qua linh cữu, ông mặc bộ vest xanh lơ mà hôm ấy tôi đi chọn cùng. Tôi cúi mặt, rón rén nhìn từng vị khách đến, rồi lại đi.


Tôi cầm tờ giấy trong tay, và đứng lên bục, cạnh linh cữu của bố, nói qua micro.


"Bố tôi là một diễn viên hài, có lẽ vì thế mà cho tới khi giải nghệ ông không bao giờ bỏ cái tính... gây bất ngờ cho khán giả. Lúc nào cũng khiến tôi tá hỏa vì những hành động chẳng giống ai của ông...


Và lần này, ông cũng làm tôi bất ngờ...


Chiều hôm tôi được tin ông bị tai nạn qua đời, tôi mới trở về từ Hải Phòng. Có lẽ đó là sự bất ngờ ngẫu nhiên khiến tôi đỡ dằn vặt hơn việc ông lao ra ban công nhảy lầu và để lại chức thư với vài dòng ngắn ngủi: Mày là thằng con bất hiếu, vì gái quên cả bố mày!


Tôi không biết sau khi sang thế giới bên kia, ông mải chọc thánh thần, ghẹo tiên nữ... có về đây để khiến tôi bao lần mếu xệch đi vì những hành động của ông nữa không?


Tiếng nhạc bất ngờ từ đâu vang lên, một bản nhạc vui nhộn mà hồi ông còn đi diễn, mỗi lúc vang lên là lúc ông xuất hiện. Tôi giật mình quay ra.


Trong tôi lại hiện về kí ức của một sân khấu chật kín người, đứa trẻ ngồi hàng ghế đầu mắt long lanh, tự hào nhìn lên ông bố bụng phệ mặc bộ quần áo lòe loẹt dang tay chào khán giả.


Tôi cười. Cả khán phòng cùng cười. Và nước mắt cứ thế lăn dài trên gò má.


Nguyễn Viễn Miên