80s toys - Atari. I still have
A! Mẹ về!!!

A! Mẹ về!!!

Tác giả: Sưu Tầm

A! Mẹ về!!!

(Admin - "Tháng năm không ở lại")


Cả đêm ấy, nó không sao ngủ được...


***


Đứa trẻ chạy quanh bờ hồ, mẹ nó rượt đuổi theo. Bỗng mẹ đứng lại, thở hổn hển, cầm roi chỉ nó đứng ở bên kia bờ hồ- "Tí nữa về ăn cơm, tao đánh một trăm roi!"


Giờ ăn trưa, chị gái tìm nó gọi ơi ới... Vào bàn ăn, nó rón rén ngồi ra xa mẹ, run run. Mẹ bới cơm cho nó, chọn con cá rô đồng mập nhất, nhiều thịt nhất, rồi gỡ kỹ xương gắp cho vào bát nó. Cơm xong, mẹ bảo chị lấy khúc mía sáng đi chợ mua còn để phần nó... Hình như mẹ đã quên 100 roi đánh!


....


A! Mẹ về!!!


Mẹ nó thích ăn chao. Chỉ cần một lồng cơm, một lọ chao, một bình nước thế là đủ cho mẹ một ngày đi đồng. Mẹ có việc ra nhà sau, chiếc giỏ chuẩn bị đi đồng để hờ ngay cửa bếp. Nó vừa lén lén canh mẹ lên, vừa lần mò hộp chao trong giỏ. Đây rồi, lọ chao mẹ mua chiều qua còn nguyên. Những miếng chao vuông vuông, trắng trắng nhỏ cỡ đốt ngón tay trông giống như những miếng đậu hũ, thật ngon mắt! Nó mở nắp, cầm thìa xúc và cho vội vào miệng. Chu choa ơi, mặn khét, mùi thum thủm, nó vội phun chao ra và làm rớt bể cả hộp chao... Đúng vừa lúc mẹ lên, nó không dám chạy như mọi khi, đứng lại chịu tội. Mẹ không nói, chỉ lặng thu dọn. Sau đó mẹ vỗ nhẹ vào đầu nó, nói – "Tò mò, ăn vụng đồ người khác là tính xấu lắm, nghe con. Lần này mẹ tha đòn. Ra sau lấy chổi lúa quét lại cho sạch!"... Bữa ấy, mẹ nó đi đồng ăn cơm toàn nước mắm. Nó ân hận quá!


...


Hôm nay nó trốn học, thấy mẹ đang lúi cúi cào thóc phơi sân trước, nó chột dạ! Nó vờ như không có chuyện gì, chào mẹ, rồi thản nhiên đi vào nhà. Mẹ gọi nó giật lại, bảo ra chỗ gốc cây mát, đưa nó 2 cái bánh da lợn mới mua từ người bán dạo, phần nó đi học về. Mẹ lấy nón quạt mát nó, hỏi hôm nay con học thế nào? Cô có khảo bài không? Có hiểu bài không?... Nó bịa trả lời như thật! Một đám bạn học cùng trường, cùng lớp về ngang qua nhà, bỗng có đứa chạy lại méc mẹ: -Bác ơi, hôm nay bạn chốn học đi bắt dế đấy!... Thôi rồi, mặt nó tái lại không còn giọt máu. Mẹ chợt nghiêm nét mặt. Mẹ nói, trên đời mẹ ghét nhất là sự gian dối, dạy nó cần phải sống ngay thẳng, trung thực... Rồi mẹ bắt nó nằm úp xuống, căm căm cây roi quật thật mạnh hai cái vào mông. "Tội này đáng phạt 20 roi, mẹ chỉ đánh 2 roi, cho nợ 18 roi!"... Chao ôi, nó đã nợ roi mẹ nhiều lần, cộng lại có đến cả ngàn cái rồi!...


Nó là đứa trẻ tinh nghịch, hay cầm đầu đám trẻ trong xóm đi bắt thạch sùng, kỳ nhông, ếch nhái... nghịch chán chê, rồi giết chúng thật dã man! Hôm nay nó bẫy được con chuột cống to tướng, nghĩ ra được được kế hành xử hay hay. Nó gọi tụi trẻ trong xóm ra xem nó xử án chuột cống. Nó đổ dầu hỏa ướt đẫm chuột, lấy lửa châm và bật vội nắp lồng... Chuột cống như một gọn đuốc chạy mất định hướng, đâm dúi vào đống rơm ngay nhà. Một ngọn lửa bùng cháy, tiếng mẹ nó la lên, nhiều người chạy ra dội nước, dập đám cháy...


Đêm, trời rét lạnh, nó co rúm người rên -"lạnh qúa!". Mẹ nằm bên cạnh ôm nó vào lòng. Chăn đắp bằng vải dù mẹ bảo của bố đi lính mang về, mẹ dành trọn để đắp ấm cho nó, cả cái gối mềm cũng dành kê cạnh nó thêm ấm... Còn mẹ, nằm đấy đầu không, nhìn nó say ngủ, mỉm cười hạnh phúc!.. Tội suýt nữa làm cháy nhà ban sáng dường như mẹ không còn nhớ.


...


Nó là út trong nhà, "cục cưng" của mẹ. Trong đám anh chị, mẹ thương nó nhất, quà chợ bao giờ cũng nhỉnh hơn anh chị. "Em nó nhỏ nhất nhà, làm anh chị phải biết nhường nhịn cho em chứ!", mẹ thường nói thế khi thấy anh chị ganh tị nó. Nó thích ăn chuối, biết thế, bao giờ đi chợ về mẹ cũng mua nải chuối cho nó, cho cả nhà ăn. Nó thường trông mẹ đi chợ về!... Nhưng hôm nay mẹ đi chợ sao lâu về thế? Gần 5 giờ chiều rồi mẹ vẫn chưa về! Nó háo hức chờ mẹ, nó sốt ruột trông mẹ về! Mai ngày đầu năm mới, mẹ hứa bữa nay sẽ mua cho nó áo quần mới, dép mới... để mai cho nó đi chúc tết đầu năm... Mẹ ơi sao lâu về thế! Bỗng nhiên nó khóc ấm ức, ngồi bệt xuống nền nhà đạp đạp chân giận rỗi, ăn vạ. Mẹ ơi, sao lâu về thế!... Nó cứ trông ngóng ra đường, chờ thấy hình bóng thân quen của mẹ. Kia rồi, người đàn bà lam lũ, vai đôi quang gánh, đầu đội nón lá..