Người lập dị

Người lập dị

Tác giả: Sưu Tầm

Người lập dị

Ngân không có nhà nên tôi ngồi đợi. Vừa ngâm nghi tách caffe sữa, vừa ngắm quanh căn phòng. Phòng của Ngân không có nhiều đồ sưu tập như những cô gái mà tôi biết, trong phòng chỉ có vài đồ công nghệ cao và một dàn hóa chát, ống nghiệm. Trên mặt bàn, mấy quyển sách khoa học để ngổn ngang cùng một đống đĩa CD. Tôi nhấc mấy chiếc đĩa lên xem, "Tuyển tập chuyện ma đặc sắc của Nguyễn Ngọc Ngạn". Tôi còn tưởng mình hoa mắt, tự chấn an mình đó không phải là của Ngân. Đám con gái luôn ghét những gì xấu xí và kinh dị cơ mà.


- Cậu đến lâu chưa? – Ngân vừa về.


- À, tớ vừa đến thôi.


Ngân bước vào, đặt lên bàn vài hộp hóa chất và nhanh tay thu dọn mớ lộn xộn trên mặt bàn.


- Cậu nghe cái này à? – Tôi chỉ tay vào đám đĩa CD.


- Ừ, tớ nghe cho vui thôi.


Nghe cho vui ư? Tự dưng tôi thấy rùng mình. Đôi lúc tôi cũng không hiểu tại sao mình để ý tới Ngân, thậm chí cô còn không có những đặc tính của con gái. Sau đó, chúng tôi nhanh chóng đi vào việc chính. Vấn đề lớn bao giờ cũng là ý tưởng. Chúng tôi ngồi im lặng mà nghĩ. "Tách, tách", tiếng bấm bút phát ra từ tay Ngân. Tôi Nhìn, có thể hơi kì thị.


- Xin lỗi, tớ quen rồi. – Ngân quay sang giải thích với ánh mắt khó chịu của tôi.


- Ờ, không có gì. Cậu nghịch bút khi suy nghĩ à?


- Không hẳn, tớ nghịch bất cứ thứ gì có trên tay. Quen rồi.


...


- Chắc trong mắt cậu tớ điên lắm nhỉ?


- Không, chỉ hơi khùng khùng chút chút. Chắc tại tớ chưa hiểu...


- Cậu còn nhớ chuyện ở phòng thiết bị không?


...


- Tớ cá là hôm đó cậu nghĩ tớ gói từng túi mang về.


- À, ờ...


- Chẳng là tớ cần chúng cho một thí nghiệm hóa học nho nhỏ. À, phải rồi, tại sao chúng mình không lấy luôn thí nghiệm ấy nhỉ.


Nói rồi, Ngân lôi một mớ giấy tờ ra, chỉ vào mấy dòng công thức lộn xộn và gải thích. Tôi không hiểu được nhiều, chỉ biết rằng dám phân chuột hôm trước, nay đã qua xử lí và được tôi nâng niu cất giữ như báu vật để ngày mai mang đến trường lĩnh giải.


- Nghỉ giải lao đã.


Ngân ngả người về phía sau, nhìn thành quả của cả một buổi sáng cười hài lòng. Chúng tôi ra ngoài hiên ngồi, những cơn gió đầu mùa hạ dễ chịu biết bao. Từ chiếc loa mini vang lên tiếng hú rùng rợn. Ngân tựa đầu vào bên cửa, nghe chăm chú. Tự nhiên tôi thấy vui vui, chỉ muốn được đặt tay lên bàn tay bé nhỏ chỉ cách tôi vài căng ti mét. Tôi muốn nói một điều gì đó với Ngân nhưng chính tôi cũng không hiểu đó là gì và phải diễn đạt thế nào. Vậy là tôi chẳng nói gì cả. Nhưng Ngân vẫn hiểu được điều tôi muốn nói qua cái chạm tay nhè nhè bên hiên cửa. Thật ra khi trái tim đã biết yêu thương nhiều hơn cảm nhận ta có thể nhìn ra được những điểm tốt đẹp trong cả những hành động được coi là gàn dở nhất.


Bài dự thi của chúng tôi đạt giải chung cuộc, vui thật. Ngân nói với tôi điều làm cô vui hơn cả đó là cuộc thi đã đưa đến cho cô một người bạn tốt và hơn thế nữa.


Thế rồi hai năm học nhanh chóng qua đi. Sau mười hai năm đèn sách tôi được tuyển thẳng vào đại học, còn Ngân...cô được đi du học. Mọi chuyện đối với chúng tôi dường như quá dễ dàng. Tháng năm đến với tôi không còn chật vật và đáng sợ với những nỗi lo âu thường thấy nhưng choán lấy tâm chí tôi lại là một nỗi buồn không tên, như thể tôi vừa mất đi một phần nào đó trong cuộc sống.


Lần cuối cùng tôi gặp Ngân ở trường học. Cổng trường khóa rồi, nhốt bao kỉ niệm vào sâu trong kí ức. Chúng tôi trèo tường vào trong, ngồi trước cửa lớp. Ngân lôi ra chiếc Mp3, nhét vào tai tôi một bên tai nghe, cô mở chuyện ma Nguyễn Ngọc Ngạn. Và từ đó chúng tôi không còn gặp nhau cho tới tận bây giờ.


Tôi có liên lạc với Ngân qua facebook, nhưng chỉ được thời gian đầu vì cuộc sống ngoài cánh cổng trường không còn vô tư ngây dại nữa mà là cuộc sống bon chen, là guồng quay chóng mặt nuốt trôi thời gian của ta vào những toan tính mưu sinh.


Nhưng tôi sẽ không bao giờ quên Kim Ngân – cô bạn lập dị đã bên tôi suốt hai năm học và dạy tôi biết sống yêu thương nhiều hơn. Để đến bây giờ khi bị ai đó gọi là người lập dị, tôi không bực mình mà chỉ thầm tự nhủ: rồi sẽ có người hiểu tôi như tôi đã hiểu Ngân.


Chúng ta luôn đẹp và đáng yêu hơn những gì người ta thấy, phải không?


Phạm Thị Huế