Lamborghini Huracán LP 610-4 t
Mùa hè năm đó

Mùa hè năm đó

Tác giả: Sưu Tầm

Mùa hè năm đó

Những mùa hè năm đó. Với sự xuất hiện của một người. Và sự ra đi của một người. Đã làm nên những năm tháng khó quên nhất trong cuộc đời.


***


Viết cho cấp 3 của em. Với những câu chữ không toan tính.


Tụi nó có hai cái tên gần giống nhau, đến nỗi người kể lại câu chuyện này đôi khi cũng gần như phát điên mỗi khi lẫn lộn. Gia Ân – Gia An. Cả hai đều có vẻ ngoài ưa nhìn. Chẳng phải chị em song sinh, cũng chẳng phải cặp bài trùng. Chỉ là cái tên giống nhau, luôn xếp sát nhau trong danh sách lớp, ngồi cạnh nhau trong phòng thi, bắt cặp với nhau trong tất cả mọi hoạt động.


Mùa hè năm đó


Gia Ân – hát hay, năng động, nói nhiều như một con chim chích. Tóc đen mềm mượt búi thành bím hai bên. Khi Ân bước đi, tự động mái tóc cũng lúc lắc theo bàn chân sáo. Mọi thứ xung quanh Ân đều tràn đầy năng lượng và sự nhiệt thành. Cũng chính vì vậy mà Ân trở thành cái gai của đám con gái trong lớp. Chảnh chẹ, nổi bật quá sức cần thiết.


Gia An thì ngược lại. Trầm tính và xa cách, như bức tranh trừu tượng với gam màu tối. Nó có đôi mắt sâu. Nhiều người ngại nhìn thẳng vào đôi mắt ấy. Mái tóc luôn xù như đống rơm ấm. Vào một vài ngày đẹp trời hứng chí lên, nó cột cao tóc và cười nói với mọi người. Đám con gái luôn cảm thấy khó ở trong những ngày như vậy.


Hai người học chung một lớp, nhưng không tồn tại một mối quan hệ nào khác. Mọi việc chỉ thật sự bắt đầu vào ngày tổng kết năm học lớp 9. Gia Ân chính là học sinh được xướng tên nhiều nhất. Lên lên xuống xuống nhận phần thưởng đến chóng cả mặt. Ở hạng mục cuối cùng, ngay khi đi ngang qua bầy con gái đang tám chuyện rôm rả, tóc bím bỗng ngã ập về phía trước. Đứa con gái của cú ngáng chân vừa nãy bật cười to thành tiếng đầy thỏa mãn. Tóc bím nhanh chóng đứng thẳng dậy, đưa mắt nhìn. Trước khi mọi người đoán được nó sẽ làm gì để trả đũa, thì chỉ còn nghe tiếng hú lên man rợ của thủ phạm. Bã kẹo cao su bay véo vào mặt con nhỏ đáng ghét một cách gọn gàng và chuẩn xác. Tóc bím hất hàm tiếp tục đường đi của mình. Dửng dưng. Kiêu kỳ. Bỏ mặc đám đông đang há hốc mồm kinh ngạc, còn tụi con trai thì hú hét một cách man rợ. Ở cuối hàng, Gia An cười lặng lẽ, mắt nhìn theo đuôi tóc lúc lắc không thôi.


Sau buổi lễ, ở cuối con hẻm nhỏ, Ân đứng khóc thút thít. Ngay khi cánh tay con bé cong cớn kia giơ lên chuẩn bị cho một cái tát, Gia An xuất hiện. Quắc mắt một phát và nói ngắn gọn: "Cuối cấp rồi, có muốn bị đình chỉ thi tốt nghiệp không?". Đám đông nhanh chóng giải tán. Bằng tất cả mọi sự thản nhiên nhất trên đời, nó nắm tay Ân kéo đi, không quên cằn nhằn vì Ân khóc quá nhiều. Cứ tưởng sao, hóa ra là anh hùng giấy. Sao lúc nãy nhả bã kẹo vào mặt nó hùng hổ đến thế cơ mà? Tại vì nhục lắm. Chơi bẩn vậy mới hết nhục. Thở dài. Cười.


Từ hôm ấy trở đi, giữa đám đông, Ân chỉ chạy về phía An. Trước khi gặp Ân, An không biết được cảm giác bị một ai đó làm phiền là như thế nào. Nhất là đối với một đứa con gái có cái kiểu phớt tỉnh ăng lê ngộ nghĩnh. Trong lúc đám bạn đang bàn tán rôm rả ầm ĩ về việc sẽ đi đâu, ăn gì, Ân luôn quay sang An hỏi thẳng:" An muốn ăn gì ?" – " KFC đi. Còn Ân" – "Vậy đi ăn KFC". Khi An đang lẩm nhẩm lại bài luận tiếng Anh ở hành lang vắng người, Ân ở đâu chạy đến và léo nhéo một câu chuyện mới nghe được ở đâu đó. An "hắt hủi" bằng cách giả đò đeo phone vô tai. Nhưng cái cách Ân kể chuyện thì buồn cười và tự nhiên làm sao, đến mức An quên mất mình đang "giả điếc" mà phá lên cười như điên như dại. Trong giờ văn chán ngắt, sẽ luôn có Ân – cùng mẩu giấy nói chuyện có nét chữ xấu như cua bò của mình, đi kèm hình minh họa bà cô già khó tính – khiến An không thể nào ngủ gục trong giờ học được nữa. Đôi ba lần trong sân trường, An gắt lên: " Trời ơi phiền quá, ra chơi cũng không được yên. Muốn gì nào?". Ân sẽ đứng lúc lắc đuôi tóc, mè nheo như con mèo: " Căn tin hôm nay mới về kem Wall loại mới". Lát sau Ân đã có người mua kem cho ăn một cách ngon lành.


An từng nghĩ, cuộc đời là của mình. Các mối quan hệ sẽ càng làm cho mọi thứ phức tạp hơn thôi. Nhưng chẳng hiểu vì lẽ gì, An quý mến Ân. Dù rằng hay nhăn nhó vậy thôi. Từ khi có Ân, An nhận ra nó thôi muộn phiền và cô đơn. Bởi Ân tốt lành. Bởi Ân chân thành. Bởi lẽ gì đó, An nghĩ Ân luôn cần được bảo vệ, như cái ngày cuối cùng của cấp hai nó đã bảo vệ Ân vậy. Một lần, khi cả hai đang ngồi ở lan can, Ân chợt khẽ khàng:"Tụi mình có thể làm bạn thân mãi mãi không? Ân rất sợ phải một mình..." An buông thõng cây đàn đang cầm trên tay và cười lặng lẽ:" Đừng sợ. Dù sau này An không còn ở bên nữa, Ân vẫn sẽ luôn hạnh phúc. Bởi Ân là đứa con gái tốt lành nhất trên đời." ." Đừng nói vậy. Ở đây chứ đi đâu. Bên Ân đi, lúc nào cũng được cười. " Nói xong lại cười tít mắt, vẻ hân hoan và vui sướng hiện lên như mặt nước đang lan tỏa dần trên bờ cát đầy nắng.


Mùa hè năm đó


Tụi nó bên nhau, mọi thứ thuộc về Ân đều được bộc lộ một cách tự nhiên và không giấu diếm. Nhưng An, lại rất khó để chạm vào. Ân từng cứng đầu đi theo An suốt một quãng đường dài, chỉ mong được vào nhà An, gặp gia đình An, vô phòng ngủ của An. Nhưng An luôn tìm mọi cách chối từ. Vào một ngày mưa , có một con điên ướt như chuột lột ở đâu xuất hiện trước cổng nhà. Khi An và mẹ chạy ra, mất hết cả hồn khi thấy Ân đang đứng cười toe toét dưới mưa. Mẹ của An thường ngày khó tính là thế, thấy nụ cười tươi như nắng của Ân, bỗng dưng trở nên dễ tính đến lạ.. Và Ân chính là người đầu tiên được vào nhà An, ăn cơm với nhà An,trò chuyện với mẹ An sau bao nhiêu năm qua. An cứ ngạc nhiễn mãi không thôi. Ở căn phòng của An, nơi có khung cửa sổ khổng lồ đầy nắng, nó đã chỉ tay vào nụ cười của Ân và bảo:


- Có phải chỉ cần một nụ cười hồn nhiên và chân thành như thế này này, là có thể xua tan mọi đau khổ và bất hạnh trên đời hay không?


- Nói vậy hóa ra khác gì kêu Ân đi làm chủ tịch Liên hiệp quốc, để thế giới được hòa bình hơn? – Lại cười.


- Đôi lúc An cũng thử cười như vậy trong chính ngôi nhà này. Nhưng không có gì xảy ra cả.


.....